Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, việc xuất nhập khẩu hàng hóa sang các nước khác trên thế giới là một ngành chiếm tỉ trọng GDP cao, đang được các nước chú trọng và phát triển không ngừng. Để đảm bảo sự lưu thông tự do và đạt các yêu cầu an toàn thì việc có chứng nhận CE MARKING gần như là điều kiên thiết yếu không thể thiếu.
CE MARKING LÀ GÌ ?
CE được viết tắt từ cụm từ tiếng pháp Conformité Européenne. CE có tên gọi đầy đủ và chính thức là CE Marking. Một sản phẩm đạt được chứng nhận CE Marking cho biết sản phẩm đó tuân theo pháp luật của Liên minh Châu Âu (EU) và cho phép sản phẩm đươc lưu thông tự do trong thị trường Châu Âu. Thông qua việc gắn dấu CE lên sản phẩm, nhà sản xuất tuyên bố dựa trên trách nhiệm của họ rằng sản phẩm đó đáp ứng mọi yêu cầu về mặt pháp lý để có được tiêu chuẩn CE Marking.
Tại các nước khu vực Châu Âu thì việc có được chứng nhận CE được coi như “hộ chiếu thương mại” để sản phẩm vào thị trường EU. Hiện nay, rất nhiều nhà sản xuất bị hải quan EU tịch thu như là hàng xấu hoặc bị trả lại vì không có CE Marking.
ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Quốc gia yêu cầu bắt buộc dấu CE
Liên minh châu Âu (EU) – Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA) 28 quốc gia thành viên của EU cộng với các nước EFTA Iceland , Nauy, và Liechtenstein cộng với Thụy Sỹ và Thổ Nhĩ Kỳ
Những đơn vị sản xuất những sản phẩm sau đây phải có dấu CE khi xuất khẩu sang các nước Châu Âu:
CE không yêu cầu với những mặt hàng như :
- Hóa chất
- Dệt may
- Thực phẩm
Lợi ích chứng nhận CE Marking
- Dấu “CE Marking” trên sản phẩm bảo đảm sự lưu thông tự do và là “Giấy thông hành” giúp sản phẩm của bạn dễ dàng tiếp cận toàn bộ thị trường EU và thị trường EFTA (European Free Trade Association)
- Khẳng định độ an toàn, chất lượng sản phẩm với người tiêu dùng
- Dấu CE được coi như “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm” giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm– Mở rộng tầm hiểu biết về Thiết kế phát triển sản phẩm, nền tảng của công nghệ tiên tiến
- Mở rộng thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới
Quy định dán nhãn CE lên sản phẩm
Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được Liên minh Châu Âu (EU) quy định nghiêm ngặt. Với mỗi sản phẩm khác nhau quy định về việc dán nhãn cũng sẽ khác nhau .
Một số quy định chung như sau:
- Kích thước của biểu tượng dấu “CE” khi tăng hay giảm thì tỷ lệ vẫn phải được giữ nguyên.
- Dấu “CE” được đặt theo chiều thẳng đứng và kích thước không được nhỏ hơn 5mm.
- Dấu “CE” phải đặt ở vị trí không bị các logo khác che khuất.
Nguyên tắc chung của CE marking:
- Dấu CE phải được gắn bởi nhà sản xuất hoặc người đại diện pháp lý của họ.
- Dấu CE được gắn trên các sản phẩm, việc gắn dấu được tuân theo quy định riêng của hội đồng pháp luật và sản phẩm được gắn dấu không được đính kèm với bất kỳ sản phẩm khác.
- Dấu CE gắn lên sản phẩm mà tuân thủ theo luật pháp châu Âu, sẽ không đính kèm với những sản phẩm khác.
- Bằng việc gắn dấu CE, nhà sản xuất thể hiện trách nhiệm của họ đối với các quy định hiện hành.
Công dụng của dấu CE
- Dấu CE được sử dụng cho sản phẩm phù hợp theo tiêu chuẩn châu Âu. Bắt đầu từ 1 tháng 6 năm 2013, theo quy định về vật liệu xây dựng (CPR), dấu CE là bắt buộc cho sản phẩm gỗ, như vậy dấu CE đóng vai trò như giấy thông hành của sản phẩm đến thị trường châu Âu.
- Dấu CE giúp cho người tiêu dùng yên tâm khi sử dụng các sản phẩm.
- Dấu CE được coi như “Biểu tượng của chất lượng sản phẩm” giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm, tăng năng lực xuất khẩu