Dịch vụ nổi bật

Tin tức - tư vấn

Kinh tế, pháp luật Việt Nam

Từ những chủ trương, định hướng mới, Quốc hội Việt Nam đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật về kinh tế: “Để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách và mục tiêu kinh tế, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng đói nghèo, chậm phát triển thì một trong những giải pháp quan trọng là đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật kinh tế”

Quá trình hình thành khung pháp lý về kinh tế, pháp luật ở Việt Nam

Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một quyết sách quan trọng được Đại hội VI của Đảng khởi xướng năm 1986 và ghi nhận trong nhiều văn kiện khác. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thông qua tại Đại hội VII của Đảng (năm 1991) khẳng định: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”. Đại hội lần thứ VIII của Đảng năm 1996 tổng kết chặng đường 10 năm đổi mới, xác định rõ giai đoạn 1996 – 2000 là bước quan trọng của thời kỳ phát triển mới – đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

    MIỄN PHÍ TƯ VẤN & BÁO GIÁ DỊCH VỤ

    Kinh tế, pháp luật giai đoạn 1986 – 1992

    Dấu ấn đầu tiên trong việc hình thành pháp luật thời kỳ đổi mới là Luật Đất đai năm 1987 và Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987. Trong những năm 1988 – 1990, Đảng và Nhà nước đã tiến hành đổi mới có hệ thống, tương đối đồng bộ và triệt để toàn bộ nền kinh tế, cụ thể là khoán 10 trong nông nghiệp; thiết lập hệ thống ngân hàng hai cấp; thông qua Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989; ban hành Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990…

    Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 Odimorgan luôn được các đơn vị doanh nghiệp cá nhân đầu tư vào Việt Nam lựa chọn bởi sự chuyên nghiệp và uy tín

    Luật Công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 là bước đột phá nhằm thể chế hóa chính sách mới và ghi nhận nhiều điểm mới so với pháp luật hiện hành thời kỳ trước. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho phép chủ đầu tư huy động nguồn vốn từ nước ngoài vào kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận từ hoạt động đầu tư… Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty quy định quyền sở hữu tư liệu sản xuất, quyền thừa kế vốn, tài sản, lợi ích hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp tư nhân.

    Kinh tế, pháp luật giai đoạn 1992 – 2012

    Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội thông qua, thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng tạo lập sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, theo hướng thành phần kinh tế tư nhân có thể cạnh tranh bình đẳng với kinh tế nhà nước và khẳng định sự bảo đảm đối với tài sản của cá nhân, tổ chức, cũng như định rõ những trường hợp đặc biệt khi tiến hành quốc hữu hóa (Điều 23).

    Kinh tế, pháp luật Việt Nam
    Kinh tế, pháp luật Việt Nam

    Nhiều văn bản pháp lý là nền tảng cho sự xuất hiện của các loại thị trường lần lượt được ban hành. Từ năm 1992, một số văn bản về thị trường hàng hóa, dịch vụ đã lần lượt xuất hiện, trong đó có Bộ luật Dân sự năm 1995 và Luật Thương mại năm 1997. Khung pháp lý cho thị trường lao động cũng bước đầu được hình thành bằng Bộ luật Lao động năm 1994. Với thị trường tài chính, chúng ta có Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997…
    Từ năm 1996 – 2000, nhiều văn bản được ban hành như Luật Thương mại năm 1997, Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi năm 2000)…
    Từ năm 2000 – 2005, lần lượt Luật Doanh nghiệp Nhà nước (2003), Luật Cạnh tranh (2004), Bộ luật Dân sự (2005), Luật Thương mại (2005), Luật Đầu tư (2005), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật Chứng khoán (2006)… ra đời, đáp ứng nhu cầu điều chỉnh pháp luật, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và tạo dựng cơ sở pháp lý cho các loại thị trường ở Việt Nam. Bộ luật Lao động năm 2012 ghi nhận nhiều quyền, nghĩa vụ của người sử dụng và người lao động.

    Kinh tế, pháp luật Việt Nam có nhiều thay đổi

    Một thay đổi có tính định hướng khác là chủ trương áp dụng án lệ. Ngày 24-5-2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó xác định chủ trương về phát triển án lệ: “Nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tế) và quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung và hoàn thiện pháp luật…”. Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng xác định: “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”.

    Pháp luật về kinh tế theo Hiến pháp năm 2013

    Trước những thay đổi nhiều mặt của đời sống xã hội, Hiến pháp năm 2013 được ban hành, trong đó, xác lập, ghi nhận quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về kinh tế, kinh doanh, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai, tài nguyên thiên nhiên.

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KỸ THUẬT ODI MORGAN

    Số 195, đường Lý Thái Tông, phường Suối Hoa, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
    0357656683
    0333434663
    sales@odimorgan.vn

    CHAT VỚI TƯ VẤN VIÊN

    Odi Supports

    DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    Không có bài viết liên quan...