CHỨC NĂNG CỦA JAKIM Ở MALAYSIA TRONG VIỆC GIÁM SÁT CÁC SẢN PHẨM NHẬP KHẨU TỪ NƯỚC NGOÀI

CHỨC NĂNG CỦA JAKIM Ở MALAYSIA TRONG VIỆC GIÁM SÁT CÁC SẢN PHẨM NHẬP KHẨU TỪ NƯỚC NGOÀI

Rất nhiều sản phẩm không có logo Halal của Jakim hoặc các tổ chức nước ngoài được Jakim công nhận, được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, đã và đang được bày bán hợp pháp và sử dụng rộng rãi ở Malaysia, dưới đây là một vài sản phẩm được HAV khảo sát và ghi lại trực tiếp tại một số siêu thị lớn ở Malaysia:

KOTA BHARU – Cục Phát triển Hồi giáo Malaysia (Jakim) thừa nhận rằng lượng lương thực và thực phẩm nhẹ từ các nước biên giới đang được sử dụng rộng rãi trong nước.

Giám đốc Bộ phận Trung tâm Halal Jakim, Bà Hakimah Mohd Yusoff nói, dựa trên nghiên cứu và giám sát được tiến hành năm ngoái, nước mắm (nước sốt đậu nành) từ Thái Lan được bán ở đất nước này có logo Halal hợp lệ.

Bà cho rằng: “Jakim có thông tin về việc bán những thực phẩm đó, nhưng nó không có vấn đề gì, bởi vì mỗi sản phẩm đó có logo Halal của cơ quan chứng nhận Halal ở nước đó (Thái Lan), cụ thể là Central Islamic Comittee of Thailand (Cicot ) (Ủy ban Hồi giáo Trung ương Thái Lan). Vì vậy, sản phẩm đó được phép sử dụng”.

 

Khi được hỏi về thức ăn nhẹ do cộng đồng người Hồi giáo chế biến mà không sử dụng logo Halal trên sản phẩm đó. Bà Hakimah trả lời: “Không có vấn đề gì cả, bởi vì chứng nhận Halal chỉ  mang hình thức tự nguyện và sản phẩm đó có thể được bán như thường”.

Dưới đây là bài phỏng vấn của phóng viên Sinar Harian với Bà Hakimah (đại diện Jakim):

Sinar Harian: Hầu hết các loại đồ chua được sản xuất từ Thái Lan có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ bởi các vật liệu chế biến của nó. Biện pháp nào Jakim có thể hạn chế lượng nhập khẩu các sản phẩm đó? Cũng như một số khác không có logo Halal mặc dù được chế biến bởi cộng đồng Hồi giáo ở đó (Thái Lan)?

Jakim: Về vấn đề này, Jakim không có thẩm quyền kiểm soát việc nhập khẩu sản phẩm vào Malaysia. Tuy nhiên, Bộ Y tế liên tục theo dõi các sản phẩm có nguy cơ đe doạ tới sức khoẻ hoặc sử dụng các chất độc hại theo Đạo luật Thực phẩm năm 1983.

Sinar Harian: Biện pháp nào có thể xử lý trong trường hợp phát hiện có người đưa, bán hoặc tiếp thị các mặt hàng không có logo Halal, đặc biệt là từ biên giới Thái Lan?

Jakim: Sản phẩm không có logo Halal không vi phạm bất kỳ hành vi phạm tội nào theo Đạo luật Thương mại 2011. Tại vì không có quy định nào yêu cầu người nào mang, bán hoặc tiếp thị sản phẩm bắt buộc phải là sản phẩm Halal. Do đó, mọi chuyện phụ thuộc vào người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm Halal phù hợp với cuộc sống hàng ngày của họ.

Sinar Harian: Hiện nay, việc sử dụng nước mắm, nước tương, nước sốt, thức ăn nhẹ và các mặt hàng khác từ Thái Lan khá là phổ biến ở Malaysia. Jakim có nắm rõ danh sách các sản phẩm nhập khẩu này không?

Jakim: Vấn đề này nằm ngoài thẩm quyền của Jakim, nhưng các cơ quan thi hành luật liên tục giám sát vấn đề này và có thể đưa ra các vụ kiện theo luật hiện hành nếu có hành vi vi phạm.

Sinar Harian: Jakim có lời khuyên nào dành cho người tiêu dùng và doanh nhân nếu họ nghi ngờ giữa logo Halal chính hiệu và giả tạo?

Jakim: Jakim đã công nhận một số tổ chức chứng nhận Halal ở nước ngoài, hơn 30 quốc gia và Thái Lan là một trong số đó. Vì vậy, nếu một sản phẩm được sản xuất tại nước ngoài và đã được xác nhận bởi một trong những tổ chức được Jakim công nhận, người tiêu dùng không cần nghi ngờ về tính Halal của sản phẩm đó. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn nghi ngờ, hãy chọn bất kỳ sản phẩm nào có logo Halal. Chúng ta vẫn còn rất nhiều sự lựa chọn ở Malaysia.

Bài trước
Green Label Singapore là chứng nhận gì?
Bài sau
Chứng nhận chất lượng Saudi (SQM)