Chứng nhận PEFC là gì?

Hiện nay, trên toàn quốc chỉ có hơn 280.000 ha rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC), là một con số rất khiêm tốn so với tổng diện tích rừng sản xuất của cả nước. Do đó, Chứng nhận chứng chỉ rừng PEFC là tiêu chuẩn đang được đẩy mạnh áp dụng để gia tăng diện tích rừng có chứng chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và tăng giá trị của ngành lâm nghiệp và công nghiệp chế biến.

Chứng nhận PEFC là gì?

PEFC (Programme for the Endorsement of Forest Certification) là hệ thống chứng chỉ quản lý rừng bền vững lớn nhất thế giới với diện tích trên 308 triệu heta, chiếm 60% diện tích rừng có chứng chỉ trên toàn thế giới.

chung-nhan-pefc-la-giChứng nhận PEFC là gì?

FEPC là một tổ chức phi lợi nhuận thành lập năm 1999 tại châu Âu (tại Pháp), với mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ rừng tại quốc gia, khu vực và toàn cầu, thông qua việc hợp tác và hỗ trợ các quốc gia thành viên xây dựng và vận hành hệ thống chứng chỉ rừng của mỗi quốc gia. Việt Nam đang là thành viên thứ 50 trong tổng số 51 quốc gia thành viên của PEFC.

PEFC làm việc trong suốt chuỗi cung cấp sản phẩm để thúc đẩy thực hành tốt trong việc quản lý rừng và để đảm bảo rằng gỗ và các sản phẩm từ rừng được sản xuất và tuân theo các tiêu chuẩn sinh thái, xã hội và đạo đức cao nhất. Nhờ nhãn sinh thái, khách hàng và người tiêu dùng có thể xác định các sản phẩm từ rừng được quản lý bền vững.

Chứng nhận PEFC được chia thành 2 loại chứng nhận cụ thể

  • PEFC-FM (Forest Management Certification): Chứng nhận về quản lý rừng
    • Chứng chỉ PEFC-FM dành cho các tổ chức/đơn vị trồng và khai thác rừng.
  • PEFC-CoC (Chain of Custody Certification): Chứng nhận về chuỗi hành trình sản phẩm
    • Toàn bộ chuỗi cung ứng từ nguyên liệu gỗ tại rừng cho đến người tiêu dùng phải được giám sát và tư liệu hóa để chứng minh nguồn gốc của nó. Bằng chứng này được gọi là chuỗi hành trình sản phẩm PEFC-CoC.
    • Chứng chỉ PEFC-CoC dành cho các đơn vị chế biến các sản phẩm từ rừng. Chứng nhận hệ thống quản lý cho các đơn vị sản xuất, chế biến và thương mại những sản phẩm từ rừng.

PEFC-CoC có tầm ảnh hưởng như thế nào?

Hệ thống hóa tài liệu về tính bền vững của các nguồn gỗ sẽ giúp khách hàng tin tưởng rằng doanh nghiệp không ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng. Điều này giúp doanh nghiệp có thể gia tăng giá trị thông qua việc cung cấp nguyên liệu có nguồn gốc và quản lý rừng có trách nhiệm. Sử dụng nguyên liệu được chứng nhận PEFC cũng cho phép doanh nghiệp có những cơ hội mới trong các thị trường mà có các yêu cầu về chứng nhận.

chung-nhan-pefc-la-giChứng chỉ quản lý rừng bền vững

Để đạt được chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm PEFC-CoC các công ty cần phải thiết lập và áp dụng các quy trình về mua bán, kiểm soát, sản xuất, tiêu thụ và lưu trữ tài liệu liên quan đến các nguồn nguyên liệu đã được chứng nhận.

Từ nguồn rừng đến bao bì PEFC cần đạt được những tiêu chí nào?

Nếu như bao bì FSC yêu cầu tuân thủ những tiêu chuẩn khắc khe thì PEFC có sự linh hoạt hơn trong việc cải biến các nguyên tắc để đặc biệt áp dụng cho diện tichsruwngf và chủ rừng ở diện tích nhỏ.

Các quy định cần đảm bảo của bao bì có nhãn PEFC:

  • Nguồn gỗ để sản xuất bao bì PEFC được lấy từ những nguồn rừng tuân thủ quy địng của pháp luật Việt Nam và những điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
  • Chủ rừng phải tôn trọng quyền của cộng đồng dân cư và người dân địa phương.
  • Chủ rừng phải đảm bảo công bằng, quyền và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Các hoạt động lâm nghiệp phải được thực hiện theo đúng phương án quản lý rừng bền vững. Khai thác hợp lý các sản phẩm từ rừng để duy trì tài nguyên rừng được ổn định.
  • Những hoạt động của lâm nghiệp, chủ rừng phải đánh giá mức độ tác động môi trường.
  • Những khu rừng có tầm quan trọng về sinh thái, chủ rừng cần duy trì, bảo tồn và nâng cao đa dạng sinh học của rừng.
  • Chủ rừng phải xây dựng, thực hiện kế hoạch giám sát và đánh giá, phải có hệ thống quản lý và lưu trữ hồ sơ kinh doanh rừng.
Bài trước
Quy định vận chuyển hàng nguy hiểm của IATA
Bài sau
ISO 37001:2016 LÀ GÌ? HỆ THỐNG PHÒNG NGỪA HÀNH VI HỐI LỘ