Phân biệt sản phẩm hợp chuẩn và hợp quy

Phân biệt sản phẩm hợp chuẩn và hợp quy

Bên cạnh những điểm giống nhau là đều là phương thức để đánh giá về chất lượng của sản phẩm hàng hóa trước khi lưu thông trên thị trường hoặc sản phẩm nhập khẩu phục vụ sản xuất, thì giữa chứng nhận hợp chuẩn và chứng nhận hợp quy còn có những điểm khác nhau nhất định.

– Thứ nhất, về phạm vi áp dụng:

+ Chứng nhận hợp chuẩn:  Phạm vi áp dụng của chứng nhận hợp chuẩn là đối với các sản phẩm không có khả năng gây ra tình trạng mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

+ Chứng nhận hợp quy:  Phạm vi áp dụng của chứng nhận hợp quy là các sản phẩm gây mất an toàn trong quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng.

– Thứ hai, về tính chất:

+ Chứng nhận hợp chuẩn: Chứng nhận hợp chuẩn mang tính chất tự nguyện và được thực hiện theo yêu cầu của nhà sản xuất. Tức trong quá trình kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, các doanh nghiệp muốn thể hiện uy tín của mình trên thị trường tiêu thụ, hoặc đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm của đối tác thì họ có thể yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp chứng  nhận hợp chuẩn.

+ Chứng nhận hợp quy: Chứng nhận hợp quy mang tính chất bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện đối với sản phẩm, hàng hóa của mình. Bởi lẽ, yếu tố kỹ thuật trong quá trình sản xuất hàng hóa sản phẩm rất quan trọng; nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và quyền lợi của người tiêu dùng. Chính vì vậy, Nhà nước yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện chứng nhận hợp quy.

– Thứ ba, về năng lực của đơn vị chứng nhận và phòng thí nghiệm:

+ Chứng nhận hợp chuẩn: Đối với chứng nhận hợp chuẩn, quá trình chứng nhận không yêu cầu bắt buộc về năng lực của đơn vị chứng nhận và phòng thí nghiệm. Tức, không yêu cầu khắt khe về vấn đề này. Chỉ cần cơ quan chức năng có thẩm quyền tiến hành thực hiện thủ tục hợp chuẩn theo đúng quy định của Nhà nước và pháp luật là được.

+ Chứng nhận hợp quy: Đối với chứng nhận hợp quy, quá trình chứng nhận bắt buộc phải được thực hiện bởi người có đầy đủ năng lực chứng nhận phù hợp quy chuẩn và phòng thử thử nghiệm cũng phải được chỉ định. Tức, mọi thứ phải được tuân thủ thực hiện một cách khắt khe, tránh trường hợp sai lầm, rủi ro xảy ra.

– Thứ tư, về nơi tiếp nhận hồ sơ công bố:

+ Chứng nhận hợp chuẩn: Nơi tiếp nhận hồ sơ công bố chứng nhận hợp chuẩn là chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh.

+ Chứng nhận hợp quy: Nơi tiếp nhận hồ sơ công bố chứng nhận hợp quy tại cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ định.

Mặc dù có những điểm khác biệt nhất định như trên, song chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn đều hướng tới việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp. Thông qua hình thức này, Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp một cách trọn vẹn và hiệu quả hơn. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.

Các doanh nghiệp cần nghiêm chỉnh thực hiện chứng nhận hợp quy và chứng nhận hợp chuẩn để bảo đảm sự phát triển bền vững của sản phẩm doanh nghiệp mình cũng như lợi ích cung của thị trường hàng hóa.

 

 

Bài trước
Tìm hiểu audit công ty là gì và vai trò của kiểm toán trong doanh nghiệp
Bài sau
Quy trình xây dựng FSC