TIÊU CHUẨN VDA 6.3 – Hệ thống quản lý sản phẩm chuỗi cung ứng ô tô Đức

TIÊU CHUẨN VDA 6.3 – Hệ thống quản lý sản phẩm chuỗi cung ứng ô tô Đức

TIÊU CHUẨN VDA 6.3 LÀ GÌ ?

VDA được viết tắt của cụm từ Verband der Automobilindustrie – Tiêu chuẩn của Hiệp hội Công nghiệp Ô tô Đức. Phiên bản mới nhất hiện nay của bộ tiêu chuẩn này là VDA 6.3. Chúng được dựa trên việc đánh giá dựa trên quá trình để đánh giá và cải tiến các biện pháp nhằm kiểm soát trong các quá trình sản xuất và giới thiệu sản phẩm mới của một tổ chức sản xuất.

Để giúp đảm bảo chất lượng cho sản phẩm và dịch vụ trong chuỗi cung ứng ngành ô tô Hiệp hội Công Nghiệp ô tô Đức đã yêu cầu các nhà cung cấp của họ trong toàn bộ chuỗi cung ứng đánh giá theo VDA 6.3. Chúng có những điểm tương đồng với các tiêu chuẩn ô tô khác nhưng không phải là toàn bộ.

Sau nhiều lần chỉnh sửa cải tiến, tiêu chuẩn VDA 6.3 được tái cấu trúc toàn diện vào năm 2016 để phản ánh những thay đổi đối với ISO 9001 và các yêu cầu cụ thể của khách hàng trong ngành ô tô. Vượt qua đánh giá VDA 6.3 cho phép công ty của bạn trở thành nhà cung cấp tiềm năng cho các nhà sản xuất ô tổ Đức.

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN VDA 6.3

Như đã nói ở trên thì bộ tiêu chuẩn VDA 6.3 có thể được áp dụng cho bất kì tổ chức hoặc cho đánh giá quá trình nội bộ hoặc để đánh giá tiềm năng hoặc các nhà cung cấp hiện tại. Việc tuân thủ VDA 6.3 được ủy thác của một số các nhà sản xuất xe hơi và được khuyến khích bởi các nhà sản xuất có liên quan khác.

Ngoài ra, VDA 6.3 đưa ra các hướng dẫn và cung cấp thông tin về ý nghĩa và phạm vi áp dụng của một hoạt động đánh giá quá trình trên toàn bộ chu trình tạo sản phẩm kể cả đối với sản xuất và cung cấp dịch vụ. VDA 6.3 bao gồm các câu hỏi và tiêu chí đánh giá, kết quả đánh giá quá trình và các yêu cầu đối với quá trình và bổ sung các yêu cầu về trình độ chuyên môn của chuyên gia đánh giá chuyên nghiệp và chuyên gia chuẩn bị và thực hiện các cuộc đánh quá trình

VDA 6.3 đảm bảo việc đánh giá được thực hiện theo cách tiếp cận theo quá trình, dựa trên rủi ro để đánh giá quá trình sản xuất từ giai đoạn phân tích tiềm năng tới giai đoạn chăm sóc khách hàng / sự thỏa mãn của khách hàng / dịch vụ.

CÁC YẾU TỐ QUÁ TRÌNH VDA 6.3

Theo tiêu chuẩn VDA 6.3 có 7 yếu tố qus trình cần bạn phải chú ý. Chúng bao gồm:

* P1: Phân tích tiềm năng

* P2: Quản lý dự án

  • P3: Hoạch định sự phát triển sản phẩm và quá trình

* P4: Thực hiện phát triển sản phẩm và quá trình

* P5: Quản lý nhà cung cấp

* P6: Phân tích quá trình sản xuất

  • P7: Chăm sóc khách hàng / sự thỏa mãn của khách hàng / dịch vụ

Trong hoạt động của 7 phần trên được sắp xếp chặt chẽ và logic theo trình tự phát triển của một dự án sản xuất một loại sản phẩm trong ngành ô tô. Quá trình đnhs giá dựa trên các yêu cầu của VDA 6.3 bao gồm 58 câu hỏi. Mỗi câu hỏi được đánh giá trên thang điểm 0,4,6,8 và 10 và dựa trên mức độ hoàn thiện của việc đáp ứng các yêu cầu. Trong các yếu tố quá trình, các câu hỏi liên quan đến các rủi ro đặc biệt của sản phẩm và quá trình được đánh dấu (*). Các rủi ro đặc trưng trong các câu hỏi (*) đã được tính đến qua các quy tắc xếp hạng. Việc đánh giá các câu hỏi * này được tiến hành giống với các câu hỏi còn lại, có nghĩa là không đánh giá các câu hỏi * khắt khe hơn các câu hỏi khác – nhưng các câu hỏi * phản ánh các rủi ro đặc trưng của từng yếu tố quá trình và đóng vai trò quan trọng trong việc xếp hạng nhà cung cấp. Dựa trên rủi ro – VDA đưa ra quy tắc hạ bậc cho việc đánh giá thứ hạng của nhà cung cấp (hạ bậc từ loại A à B à C).

Một số chú ý áp dụng các yếu tố quá trình của VDA 6.3 trong việc đánh giá:

P1: Áp dụng để đánh giá cho giai đoạn lựa chọn nhà cung cấp mới

P2 – P7: Áp dụng để đánh giá nhà cung cấp được giao dự án sản xuất mới

P2: Áp dụng để đánh giá giai đoạn nhận dự án (đánh giá khả thi, báo giá)

P3 – P4: Áp dụng để đánh giá giai đoạn phát triển sản phẩm và quá trình sản xuất

P5 – P7: Áp dụng để đánh giá quá trình ở giai đoạn sản xuất hàng loạt (SOP)

 

Bài trước
Tiêu chuẩn tái chế toàn cầu GRS
Bài sau
Thông tin về tiêu chuẩn GMP – GLP – GSP – GDP – GPP