MỘT SỐ CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM QUỐC TẾ GMP, HACCP, BRC, IFS và ISO 22000

Dịch vụ nổi bật

Tin tức - tư vấn

MỘT SỐ CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM QUỐC TẾ GMP, HACCP, BRC, IFS và ISO 22000

1. Bối cảnh về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm hiện nay

Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe của mình. Những thực phẩm được buôn bán và tiêu dùng trên thị trường cần phải nguồn gốc xuất xứ và chất lượng. Phần lớn các quy định thông thường đều tập trung đến

  • thành phần,
  • kích thước,
  • trọng lượng và ghi nhãn bao bì.

Quy định ghi nhãn mác yêu cầu các thông tin như:

  • nước xuất xứ,
  • tên sản phẩm,
  • chủng loại và số lượng.

Những yêu cầu liên quan đến chất lượng thương mại là

  • chủng loại,
  • màu sắc,
  • thời hạn sử dụng,
  • hư hỏng bên ngoài và hình dạng của sản phẩm

Tùy theo quy định của từng nước khác nhau, họ sẽ có những yêu cầu về mức dư lượng tối đa cho phép với các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh v.v…) có hiệu lực trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Các nhà sản xuất và xuất khẩu phải tuân thủ các quy định của nước họ (khi gần đây nhất có quy định về mức dư lượng tối đa cho phép với các loại thuốc bảo vệ thực vật) và các quy định của các nước nhập khẩu. Họ chỉ có thể sử dụng các loại hóa chất đã được đăng ký sử dụng cho từng loại cây trồng riêng và phải tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn được nêu cụ thể trên các tờ hướng dẫn sử dụng hoặc trên các đồ chứa (ghi trên hộp hoặc chai lọ).

Tại Hoa Kỳ, mức dư lượng tối đa với các loại thuốc bảo vệ thực vật cho được thiết lập bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và được Cơ quan Quản lý về Thực phẩm và Dược Phẩm (FDA) giám sát ngay tại địa điểm nhập khẩu đối với tất mặt hàng nông sản. Thông tin chi tiết về các yêu cầu và mức dư lượng tối đa đươc thiết lập bởi Cơ quan Bảo vệ Môi trường.

Hay các nước trong cộng đồng Châu Âu tiếp tục giảm mức dư lượng tối đa thuốc bảo vệ thực vật cho phép với các sản phẩm. Với nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật hiện đã có các mức dư lượng chung áp dụng cho toàn bộ Cộng đồng Châu Âu. Tuy nhiên, một số loại thuốc thì mức dư lượng lại khác nhau giữa các nước. Mỗi quốc gia phải xác định là đáp ứng được các quy định (thường là thông qua bộ nông nghiệp) tại địa điểm nhập khẩu. Trường hợp các nước trong Cộng đồng Châu Âu chưa thiết lập được mức dư lượng tối đa, các nhà xuất khẩu yêu cầu cần phải có giấy phép nhập khẩu.

Ngày nay người tiêu dùng ngày càng trở nên hiểu biết hơn, được thông tin tốt hơn và rất quan tâm đến an toàn thực phẩm. Cho dù là về vấn đề giá trị dinh dưỡng, hay thực phẩm biển đổi gen, hay ô nhiễm thực phẩm, người tiêu dùng ngày càng biết nhiều hơn đến những vấn đề này. Điều này rất khác với quá khứ khi mà mối bận tâm của người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất chỉ là việc đóng gói, trình bày, mùi vị, màu sắc, thành phần và tất nhiên là giá cả. Vấn đề sức khoẻ và an toàn thực phẩm đang ngày càng trở nên phức tạp và vì vậy ngày càng có nhiều những tiêu chuẩn quy định về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có thể kể đến các chuẩn như là GMP, HACCP, BRC, ISO 22000, Global Gap, …

2. Một số chứng nhận an toàn thực phẩm quốc tế

MỘT SỐ CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM QUỐC TẾ GMP, HACCP, BRC, IFS và ISO 22000

Sau đây là một số chứng nhận uy tín về an toàn thực phẩm doanh nghiệp có thể tham khảo:

  • GMP: Nguyên tắc thực hành sản xuất tốt

Thực hành sản xuất tốt (GMP) là các thực hành bắt buộc để tuân theo các hướng dẫn được khuyến nghị bởi các cơ quan kiểm soát việc cấp phép và cấp phép sản xuất và kinh doanh thực phẩm & đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, và thiết bị y tế.

  • HACCP: Phân tích rủi ro và các điểm kiểm soát tới hạn

Phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) là một cách tiếp cận phòng ngừa có hệ thống đối với an toàn thực phẩm khỏi các mối nguy sinh học, hóa học, vật lý và gần đây là các mối nguy phóng xạ trong quá trình sản xuất có thể gây ra thành phẩm không an toàn và thiết kế các biện pháp để giảm thiểu những nguy cơ này rủi ro đến mức an toàn

  • ISO 22000: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.

Là tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên thực hiện hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được chứng nhận. Nó bao gồm giao tiếp tương tác, quản lý hệ thống và kiểm soát mối nguy. Nó có thể được sử dụng bởi bất kỳ tổ chức nào bất kể quy mô hoặc vị trí của nó trong chuỗi thực phẩm.

  • BRCGS cho An toàn Thực phẩm: Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu

Tiêu chuẩn toàn cầu của Hiệp hội bán lẻ Anh cho ngành sản xuất, chế biến và đóng gói thành phần thực phẩm và thực phẩm.

  • BRCGS đối với vật liệu đóng gói thực phẩm:

Tiêu chuẩn Toàn cầu về Vật liệu đóng gói được thiết kế để bảo vệ người tiêu dùng bằng cách cung cấp cơ sở chung cho việc chứng nhận các công ty cung cấp bao bì cho các nhà sản xuất thực phẩm.

  • IFS Food: Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế

Tiêu chuẩn tính năng quốc tế cho tất cả các nhà sản xuất thực phẩm

  • IFS Global Markets – Food

Là một chương trình đánh giá an toàn thực phẩm được tiêu chuẩn hóa dành cho các nhà bán lẻ cũng như các sản phẩm thực phẩm có thương hiệu trong ngành. Chương trình nhằm hỗ trợ “các doanh nghiệp nhỏ và / hoặc kém phát triển” trong việc phát triển hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của họ và thực hiện bước đầu tiên hướng tới việc thực hiện Tiêu chuẩn IFS Food.

  • Chương trình An toàn Thực phẩm SQF:

Bộ luật SQF đáp ứng nhu cầu của tất cả các nhà cung cấp trong ngành công nghiệp thực phẩm thông qua hệ thống chứng nhận được quốc tế công nhận, nhấn mạnh vào việc áp dụng có hệ thống HACCP để kiểm soát các mối nguy về an toàn thực phẩm. Việc triển khai hệ thống quản lý SQF giải quyết các yêu cầu về an toàn thực phẩm của người mua và cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp cung cấp thị trường thực phẩm địa phương và toàn cầu

 

3. Điểm khác biệt giữa GMP, HACCP, BRC, IFS và ISO 22000 là gì?

MỘT SỐ CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM QUỐC TẾ GMP, HACCP, BRC, IFS và ISO 22000
  • GMP dựa trên quá trình thực hành sản xuất
  • HACCP tập trung vào những điểm quan trọng của quá trình sản xuất để giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro về mất an toàn và vệ sinh thực phẩm.
  • BRC (do nước Anh ban hành) và IFS (khởi xướng từ Đức và Pháp) là những tiêu chuẩn được phát triển bởi các tập đoàn bán lẻ của Châu Âu, các tiêu chuẩn này cũng bao gồm phần lớn yêu cầu giống như của tiêu chuẩn HACCP và GMP. ( tham khảo bài viết về BRC )
  • ISO 22000 là tiêu chuẩn do tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành, tiêu chuẩn kết hợp 7 nguyên tắc và 12 bước kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm của HACCP với các nguyên tắc quản lý hệ thống.
  • Global Gap: Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu do tổ chức phi lợi nhuận FoodPlus là đại diện pháp nhân. Tiêu chuẩn GlobalGap ra đời nhằm bổ sung và thay thế cho Eurep Gap bởi phạm vi của EurepGap chỉ trên sản phẩm trồng trọt còn GlobalGap mở rộng ra cả sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Đến nay GlobalGap đã xây dựng các tiêu chuẩn cho rau và quả, cây tổng hợp, hoa và cây cảnh, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bơ sữa và cá hồi, tôm, các sản phẩm khác đang được nghiên cứu và xây dựng.

 

top

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KỸ THUẬT ODI MORGAN

Số 195, đường Lý Thái Tông, phường Suối Hoa, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
0357656683
0333434663
odimorgan.sales@gmail.com

CHAT VỚI TƯ VẤN VIÊN

Odi Supports

DỊCH VỤ LIÊN QUAN

GIỚI THIỆU CHỨNG NHẬN IFS FOOD

GIỚI THIỆU CHỨNG NHẬN IFS FOOD 1. Chứng nhận IFS FOODS là gì? IFS được thành lập vào năm 2003 với tên gọi International Featured Standard. IFS Food là một…