Dịch vụ nổi bật

Tin tức - tư vấn

Chứng nhận HALAL là gì?

Chứng nhận Halal là một loại chứng chỉ xác nhận về độ đạt yêu cầu về thành phần và điều kiện sản xuất đáp ứng yêu cầu của Tiêu chuẩn Halal.

Các sản phẩm buộc phải đạt Chứng nhận Halal tại các thị trường Hồi giáo chia ra 4 loại chính:

  1. Thực phẩm và đồ uống (không bao gồm rượu và bia, chất có cồn)
  2. Thuốc chữa bệnh
  3. Mỹ phẩm
  4. Các sản phẩm thực phẩm chức năng

Chứng nhận HALAL là gì? Giấy thông hành cho thị trường Hồi giáo...

Mục đích – Phạm vi, Đối tường Chứng Nhận Halal

Mục đích của chứng nhận Halal:

  1. Sản phẩm Thực phẩm đạt tiêu chuẩn Halal;
  2. Đáp ứng quy định Người Hồi Giáo trong việc ăn uống;
  3. Mang lại giá trị thống nhất về các sản phẩm Cung cấp cho thị trường Người Hồi giáo.

Phạm Vi, Đối tượng chứng nhận Halal:

  • Tất cả Người Hồi Giáo;
  • Tất cả các đối tượng, doanh nghiệp, cơ quan tổ chức tham gia trong chuỗi cung ứng thực phẩm cho Người hồi giáo.
  • Tất cả sản phẩm không xác định được đạt tiêu chuẩn Halal hoặc Chứng nhận Halal đối với các sản phẩm thực phẩm có qua sơ chế/chế biến/ bảo quản thì người Hồi giáo sẽ không sử dụng.

Chứng nhận Halal - Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Hồi Giáo - Diễn Đàn ISO

Lợi Ích Của Việc Đạt Tiêu Chuẩn Chứng Nhận Halal Năm 2023

Đối  với những người không theo đạo Hồi thì các sản phẩm Halal cũng là một lựa chọn tốt. Các sản phẩm Halal đảm bảo sự “tinh khiết” trong quá trình sản xuất, đảm bảo tốt cho sức khỏe.

Ngày nay, những sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ đạt được chứng nhận Halal được công nhận, phổ biến. Và tiêu dùng rộng rãi hơn đối với cả những người không theo đạo Hồi bởi sự bảo đảm về tiêu chuẩn “an toàn, vệ sinh và chất lượng”. Tiêu chuẩn Halal không chỉ đáp ứng mỗi tiêu chí tôn giáo mà còn là một trong những tiêu chuẩn mới bảo đảm cho người tiêu dùng về sự an toàn và chất lượng sản phẩm.

Chứng Nhận HALAL - Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Của Hồi Giáo

  • Mở rộng thị trường tiêu thụ cho doanh nhiệp, khai thác thị thường nước ngoài tiềm năng:

Chứng nhận Halal giúp người tiêu dùng có thể mua các sản phẩm an toàn. Được đảm bảo nó không chứa bất cứ thứ gì là Haram. Qua đó có thể làm tăng khả năng tiêu thụ.

Ước tính trên thế giới người Hồi giáo chiếm khoảng 25% dân số thế giới và con số này sẽ còn gia tăng lên 30% vào năm 2025. Nhu cầu thực phẩm và sản phẩm Halal của các nước trên thế giới ngày càng gia tăng.

Trước đây, hầu hết các nước Hồi giáo có thể đáp ứng được hết các nhu cầu thực phẩm trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước Hồi giáo khác.Tuy nhiên, hiện nay với việc thị trường toàn cầu ngày càng mở rộng thì tiềm năng thị trường thực phẩm Halal trên thế giới không chỉ còn giới hạn ở các nước Hồi giáo nữa. Dự báo tới năm 2025, thực phẩm có dấu chứng nhận Halal sẽ chiếm 20% tổng giá trị thực phẩm tiêu thụ trên toàn thế giới.

Như vây, hầu hết các nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật và thủy hải sản đều là Halal. Mà Việt Nam ta là nước có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp và thủy hải sản. Vì vậy, tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước Hồi giáo là rất lớn. Có được chứng nhận Halal cho sản phẩm cũng có nghĩa, mỗi doanh nghiệp đã có được chiếc chìa khóa mở cửa vào thị trường các nước Hồi giáo

Dịch vụ chứng nhận quốc tế HALAL - Đủ điều kiện xuất khẩu thực phẩm Hồi giáo

Quy Trình Chứng Nhận Đạt Tiêu Chuẩn Halal

QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HALAL, Hướng dẫn làm CHỨNG NHẬN HALAL, ISO, HACCP, ATTP, GMP, BRC, FSSC 22000... - Trang Chủ Cẩm Nang Xuất Nhập Khẩu Quốc Tế

Bước 1: Nộp đơn đăng ký chứng nhận Halal

Khách hàng có nhu cầu đánh giá xác nhận cấp dấu halal nộp 1 bản đăng ký chứng nhận (Application form MF 09.01)  bao gồm các thông tin về Công ty và các Sản phẩm cần chứng nhận Halal

Bước 2:  Báo giá và ký kết hợp đồng

Sau khi nhận được bản đãng ký chứng nhận (Application form MF 09.01). Hội đồng chứng nhận triển khai xem xét, thông báo chi phí tới khách hàng và kèm theo Hợp đồng để tiến hành ký kết hợp đồng.

Bước 3: Khách hàng chuẩn bị Hồ sơ dưới sự hướng dẫn

  1. Hợp đồng chứng nhận Halal;
  2. Hồ sơ giới thiệu công ty ( bao gồm cả sơ đồ tổ chức);
  3. Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập;
  4. Các giấy phép hoạt động (nếu có);
  5. Quy trình/Sơ đồ sản xuất các sản phẩm chứng nhận;
  6. Các kết quả thí nghiệm của sản phẩm chứng nhận(nếu có);
  7. Các chứng chỉ khác như ISO, HACCP, GMP, GAP (nếu có);
  8. Đăng kí (nhãn hiệu) của công ty, nếu có;
  9. địa chỉ chi nhánh của công ty;
  10. Giấy chứng nhận vệ sinh môi trường;
  11. Giấy chứng nhận về Phòng cháy chữa cháy;
  12. Quy trình xử ly nước thải và các giấy tờ liên quan đến nước thải;
  13. Hồ sơ phân tích thí nghiệm;

Bước 4: Đánh giá, Thẩm xét Đơn vị 

  • Ðánh giá Tài liệu;
  • Ðánh giá Hiện trường;
  • Chuẩn bị báo cáo;
  • Chuyên gia đánh giá tiến hành đánh giá và phân tích sau đó sẽ viết một báo cáo;
  • Thẩm xét kỹ thuật;
  •  Sự phù hợp trong đánh giá Halal;
  • Chi phí.

Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận Halal

✔ Cấp giấy chứng nhận Halal và cho phép sử dụng logo Halal cho các sản phẩm được kiến nghị sử dụng dấu halal;

✔ Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ là một 1 năm;

✔ Thời gian giám sát: 6 tháng giám sát 1 lần;

✔ Ðánh giá chứng nhận lại được thực hiện không muộn hơn một 1 tháng trước ngày hết hạn.

Từ 30/5/2020, hàng xuất khẩu sang Pakistan phải có giấy chứng nhận Halal - Trang Chủ Cẩm Nang Xuất Nhập Khẩu Quốc Tế

 

Tiêu chuẩn nguyên liệu của chứng nhận Halal

Các nguyên liệu và phụ gia, hóa chất mang tính “Haram” sẽ bị xem là không đạt yêu cầu của Tiêu chuẩn Halal:

STT Tiều Chuẩn Ghi Chú
1 Lợn (heo), chó và các sản phẩm khác lấy từ thịt lợn (heo), chó
2 Động vật có móng vuốt và răng nanh như sư tử, hổ, gấu, rắn, khỉ và các loài động vật tương tự
3 Loài chim săn mồi có móng vuốt như đại bàng, kền kền, và các loài chim tương tự
4 Vật gây hại như chuột, rết, bọ cạp và động vật tương tự khác
5 Động vật cấm bị giết trong đạo Hồi: kiến, ong, chim gõ kiến
6 Động vật được coi là bẩn như chấy, ruồi, giòi và các động vật tương tự
7 Động vật lưỡng cư (ếch, nhái, cóc…), động vật vừa có thể sống trên cạn, vừa có thể sống dưới nước (rắn, cá sấu…)
8 Động vật chết vì nghẹt thở, bị đập vào đầu, bị rơi, bị tấn công bởi động vật khác
9 Máu
10 Bộ phận cơ thể con người hoặc một phần bộ phận cơ thể người, nhau thai
11 Tất cả các chất thải lỏng và rắn từ con người và động vật: nước tiểu, phân, chất nôn, mủ…
12 Chất gây nghiện, thực vật nguy hại, trừ trường hợp các độc tố hoặc mối nguy hiểm có thể được loại bỏ trong quá trình chế biến
13 Đồ uống có cồn (bia, rượu và rượu mạnh)
14 Tất cả các loại đồ uống gây say và nguy hại
15 Con la và con lừa
16 Tất cả các chất độc hại và loài thuỷ sản nguy hiểm
17 Tất cả các loài động vật mà quy trình giết mổ không tuân thủ theo luật Hồi giáo
18 Tất cả các phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ các chất liệt kê trên
19 Bất kỳ hóa chất độc hại, nguy hiểm hoặc khoáng chất thiên nhiên
……. ……. …….
  •  Hiện nay, một số chất – phụ gia hay nguyên liệu mang tính “Nghi Ngờ”. Có nghĩa là, khó có thể xác định được liệu thành phần đó có phải là “Haram” hay có yếu tố Haram hay không. Một số chất phụ gia và hóa chất như men, chất nhũ hóa, gelatine…
  • Có thể bắt nguồn từ động vật hoặc thực vật, và việc xác định liệu động vật hay thực vật làm nên chất này có “Halal” hay không là một vấn đề không hề đơn giản. Đối với động vật, có thể quá trình giết mổ đã không tuân thủ theo nghi lễ Hồi giáo hoặc có chứa chất Haram;
  •  Điều này đòi hỏi các cơ quan chứng nhận Halal phải giám sát quá trình giết mổ và kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu, phụ gia và hóa chất rất nghiêm ngặt.

Nhiều sản phẩm của DN Bến Tre đạt chứng nhận Halal

Điều kiện về quy trình giết mổ động vật và sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm theo chứng nhận Halal

  • Trước khi bị giết, con vật phải còn sống và có dấu hiệu sinh tồn. Người giết mổ cần phải gây ngất con vật, để chúng không cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên, việc gây ngất bằng các phương pháp gây đau đớn như đánh đập, chích điện… là hành vi bị nghiêm cấm. Việc giết mổ phải được thực hiện bởi những người hoàn toàn tỉnh táo, không bị hạn chế năng lực nhận thức và hành vi. Dụng cụ giết mổ phải sắc bén, để đảm bảo quá trình giết mổ diễn ra nhanh chóng, ít gây chảy máu …;
  • Theo đó, cơ sở sản xuất, chế biến thức ăn cần được đảm bảo tách biệt giữa nguyên phụ liệu Halal và không Halal và cần được giữ vệ sinh khỏi những chất “dơ bẩn” trong suốt quá trình chế biến. Những người và dụng cụ chế biến thực phẩm Halal sẽ không được chế biến hoặc dùng để chế biến thực phẩm không Halal và ngược lại. Để thực hiện điều này, một hệ thống mã màu cần được ban hành và sử dụng trên các dụng cụ một cách thống nhất để tránh gây nhầm lẫn.

Lợi ích từ thức ăn Halal của người Hồi giáo » Báo Phụ Nữ Việt Nam

  • Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn Halal cũng quy định rất nghiêm ngặt về vấn đề vệ sinh cá nhân và theo dõi sức khỏe đối với người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến thực phẩm. Những người này phải được khám sức khỏe định kỳ, hồ sơ sức khỏe luôn được lưu trữ và theo dõi;
  • Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phải thường xuyên tổ chức các đợt đào tạo, huấn luyện kiến thức về an toàn, vệ sinh thực phẩm đối với người trực tiếp tham gia vào quá trình chế biến, sản xuất. Việc rửa tay và khử trùng trước khi vào khu vực sản xuất là bắt buộc, để tránh các chất bẩn bám vào thức ăn và gây ngộ độc, cũng tránh để thức ăn bị “nhiễm bẩn” theo quan niệm tín ngưỡng;
  • Ngoài ra, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm còn phải thực hiện nghiêm ngặt quy trình đóng gói và phân phối sản phẩm, đảm bảo môi trường sản xuất luôn sạch sẽ, vệ sinh.

Chứng nhận Halal trong thời gian bao lâu?

Chứng nhận Halal: Bình thường, thì quá trình chứng nhận đầy đủ  từ 02 đến 05 tuần. Với Nhiều yếu tố đóng một vai trò trong thời gian hoàn thành nhiều yếu tố liên quan tới yêu cầu kỹ thuật như: số lượng, thành phần, nhà cung cấp….

Thời hạn duy trì chứng nhận Halal là 1 năm.

Chứng chỉ HALAL chìa khóa tiếp cận thị trường tiêu dùng hồi giáo

    MIỄN PHÍ TƯ VẤN & BÁO GIÁ DỊCH VỤ

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KỸ THUẬT ODI MORGAN

    Số 195, đường Lý Thái Tông, phường Suối Hoa, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
    0357656683
    0333434663
    support@odimorgan.vn

    CHAT VỚI TƯ VẤN VIÊN

    Odi Supports

    DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    Không có bài viết liên quan...