Dịch vụ nổi bật

Tin tức - tư vấn

Tiêu Chuẩn RDS Là Gì?

Tiêu chuẩn RDS (tên đầy đủ là The Responsible Down Standard – Tiêu chuẩn lông vũ có trách nhiệm) là tiêu chuẩn khởi xướng bởi The North Face và được phát triển với sự hợp tác của tổ chức phi lợi nhuận Textile Exchange và cơ quan chứng nhận độc lập Control Union Certifications.

RDS công bố các thông tin được xác minh bởi tổ chức thứ 3 để đảm bảo rằng lông vũ lấy từ ngỗng và vịt không gây ra đau đớn, căng thẳng cho động vật cũng như hệ thống xác định và truy xuất nguồn gốc của nguyên liệu được áp dụng và duy trì.

RDS - Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm - Certifications

Mục tiêu của RDS

  • Đảm bảo ở mức cao nhất có thể rằng lông tơ và lông vũ không đến từ các động vật trong chuỗi cung ứng bị bất kỳ tác hại không cần thiết nào.
  • Khen thưởng và tác động đến ngành công nghiệp lông vũ dành cho các hoạt động tôn trọng cách đối xử nhân đạo với gia cầm.
  • Cung cấp cho các công ty một công cụ để biết những gì có trong sản phẩm của họ và đưa ra các tuyên bố chính xác.
  • Đảm bảo chuỗi hành trình sản phẩm mạnh mẽ cho các nguyên liệu được chứng nhận khi chúng di chuyển qua chuỗi cung ứng.

Textilgütesiegel für mehr Tierwohl

Các điểm chính trong RDS

  1. Bảo vệ phúc lợi động vật: Tôn trọng toàn diện đối với quyền lợi động vật của gia cầm từ khi nở đến khi giết thịt. Năm Quyền tự do của quyền lợi động vật được tôn trọng.
  2. Chỉ những sản phẩm có lông và lông vũ được chứng nhận 100% mới được mang logo RDS.
  3. RDS được phát triển với sự đóng góp của nông dân, các chuyên gia về quyền lợi động vật, các chuyên gia bảo tồn đất, các thương hiệu và nhà bán lẻ từ khắp nơi trên thế giới.
  4. Tổ chức chứng nhận bên thứ ba chuyên nghiệp sẽ đánh giá từng giai đoạn trong chuỗi cung ứng.
  5. Nghiêm cấm cắt bỏ/thu hoạch lông vũ khi động vật còn sống cũng như không được ép động vật ăn. Kể từ bản sửa đổi năm 2019, động vật phải được làm choáng trước khi giết mổ.
  6. Chứng nhận RDS đảm bảo rằng danh tính và nguồn gốc của lông vũ được duy trì mọi lúc: từ trang trại đến sản phẩm cuối cùng.

RDS – Tiêu chuẩn Lông vũ có trách nhiệm - Công ty TNHH Chứng nhận KNA

Đối tượng của Chứng nhận RDS

Đối tượng có thể áp dụng tiêu chuẩn và chứng nhận theo RDS bao gồm:

  • Lông vũ từ các trang trại có trách nhiệm tôn trọng quyền lợi động vật.
  • Sản phẩm dệt may chứa ít nhất 5% lông vũ. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ có thể được gắn nhãn chứng nhận RDS nếu được làm từ 100% lông vũ.

RDS – Tiêu chuẩn Lông vũ có trách nhiệm - Công ty TNHH Chứng nhận KNA

RDS bao gồm toàn bộ chuỗi sản xuất và mở rộng sang:

  • Sinh sản của các loài chim
  • Giết mổ
  • Thu gom và xử lý lông vũ (chọn lọc, loại bỏ lông, rửa sạch sâu, loại bỏ nước thừa, sấy khô)
  • Sản xuất hàng may mặc và các sản phẩm dệt.

Chứng nhận RDS - Chứng chỉ Công Nhận Quốc tế - Công ty TNHH Chứng nhận KNA

Lợi Ích Khi Áp Dụng Và Đạt Chứng Nhận RDS Mới Nhất Năm 2023

Đáp ứng yêu cầu của thị trường

Tại các thị trường phát triển, người ta dành sự quan tâm nhiều hơn đến phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội và nhiều khía cạnh khác bên cạnh năng suất, hiệu quả kinh tế. Sự phản đối ngày càng tăng của các nhà hoạt động vì quyền lợi động vật cũng chính là một nguyên nhân cho sự ra đời của tiêu chuẩn RDS.

Việc áp dụng RDS là yêu cầu của thị trường và điều này mang lại nhiều lợi thế trong việc tham gia vào các thị trường tiềm năng này.

Xây dựng danh tiếng

Tiêu chuẩn RDS được công nhận và khen thưởng là thực hành tốt nhất về phúc lợi động vật. Áp dụng thành công tiêu chuẩn này có thể đưa doanh nghiệp trở thành người dẫn đầu tại Việt Nam – nơi tiêu chuẩn này còn khá mới mẻ.

Tuyên bố chính xác về sản phẩm

Chứng nhận RDS cung cấp một tuyên bố chính xác về thành phần sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

TIÊU CHUẨN RDS LÀ GÌ?

Câu Hỏi Thường Gặp Khi Làm Chứng Nhận RDS

Chứng chỉ RDS có thời hạn bao lâu?

Chứng chỉ RDS có giá trị trong vòng 12 tháng và trong khoảng thời gian này sẽ được kiểm tra bằng các cuộc thanh tra đã công bố và không báo trước.

Quy trình chứng nhận RDS

Quy trình chứng nhận RDS tùy thuộc vào đối tượng được đánh giá (có bao gồm chăn nuôi hay không, trang trại cá nhân hay công ty sản xuất…). Nhưng nói chung vẫn gồm 3 bước:

Đánh giá sơ bộ

Đánh giá ban đầu về sản phẩm và quá trình sản xuất, đánh giá thành phần của sản phẩm cần chứng nhận, cũng như sự phù hợp của nguyên liệu và nhà cung cấp, tính phù hợp của các hóa chất được sử dụng trong các quy trình sản xuất cụ thể.

Đào tạo, chứng nhận RDS - Tiêu chuẩn Lông vũ có Trách nhiệm 2023

Kiểm tra tại chỗ

Kiểm tra tại chỗ để xác định chắc chắn: sự tuân thủ hiệu quả của các sản phẩm với các tiêu chí RDS, tổ chức và quản lý đúng các quy trình sản xuất và quy trình nội bộ, có khả năng ảnh hưởng đến sự phù hợp của chính sản phẩm, việc duy trì chuỗi hành trình sản phẩm  để đảm bảo rằng nguyên liệu được xác định chính xác và có thể truy xuất nguồn gốc .

Cấp Giấy chứng nhận phù hợp

Việc cấp Giấy chứng nhận phù hợp trên cơ sở thông tin và dữ liệu được thu thập như một phần của quá trình đánh giá và xác nhận sự phù hợp.

Tư Vấn Chứng Nhận Tiêu Chuẩn RDS – Responsible Down Standard – Tổ chức chứng nhận ISO tại Việt Nam

    MIỄN PHÍ TƯ VẤN & BÁO GIÁ DỊCH VỤ

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KỸ THUẬT ODI MORGAN

    Số 195, đường Lý Thái Tông, phường Suối Hoa, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
    0357656683
    0333434663
    support@odimorgan.vn

    CHAT VỚI TƯ VẤN VIÊN

    Odi Supports

    DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    Không có bài viết liên quan...