Tìm hiểu SA 8000 tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội là gì?
SA 8000 là một tiêu chuẩn tự nguyện để tuân thủ xã hội dựa trên Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, luật lao động quốc gia và các quy tắc nhân quyền quốc tế. Văn phòng chứng nhận quốc gia có đội ngũ Chuyên gia kinh nghiệm, năng lực trong việc đào tạo và hỗ trợ để Doanh nghiệp đạt được chứng nhận SA 8000.
SAI đã ban hành tiêu chuẩn SA 8000 để thiết lập các tiêu chuẩn mới về quyền của người lao động. SA8000 được thiết kế để tuân theo các thỏa thuận quốc tế hiện có bao gồm công ước ILO, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Tiêu chuẩn SA 8000 – tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội
SA 8000 là hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội, là một trong những bộ tiêu chuẩn của SAI (Tổ chức Quốc tế đa ngành phi chính phủ).
SA 8000 là tiêu chuẩn tự nguyện, dành cho cá nhân (doanh nghiệp) sử dụng lao động với mục đích bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Bộ tiêu chuẩn SA 8000 được xây dựng, áp dụng để đánh giá chứng nhận dựa trên:
- Tuyên bố của Liên hợp quốc về Nhân quyền.
- Tổ chức Lao động Quốc tế.
- Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
Chứng nhận SA 8000 hiện nay
Tiêu chuẩn SA 8000 đang là một trong những điều kiện cho Doanh nghiệp Việt ra thị trường quốc tế trong thời gian gần đây. Xuất phát từ mối quan tâm ngày càng tăng của khách hàng và công chúng về điều kiện làm việc vô nhân đạo ở các nước đang phát triển đã dẫn đến việc thành lập Tổ chức Quốc tế về Trách nhiệm Xã hội (SAI) vào năm 1997. Mục đích của SAI là thiết lập một quy tắc thực hành chung cho các điều kiện lao động trong sản xuất và công nghiệp, nông nghiệp.
SAI đã ban hành tiêu chuẩn SA 8000 để thiết lập các tiêu chuẩn mới về quyền của người lao động. SA8000 được thiết kế để tuân theo các thỏa thuận quốc tế hiện có bao gồm công ước ILO, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người và Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Tổ chức này bao gồm các đại diện của các hiệp hội , các tổ chức nhân quyền và quyền trẻ em, các học viện, các nhà bán lẻ, các nhà sản xuất, các nhà thầu, các nhà tư vấn , các công ty tài chính.
PHẠM VI ÁP DỤNG SA 8000?
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho các Công ty ở mọi qui mô lớn, nhỏ ở cả các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển.
Tiêu chuẩn SA 8000 là cơ sở cho các công ty cải thiện được điều kiện làm việc. Mục đích của SA 8000 không phải để khuyến khích hay chấm dứt hợp đồng với các nhà cung cấp, mà cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật và nâng cao nhận thức nhằm nâng cao điều kiện sống và làm việc.
Tiêu chuẩn SA 8000 này dựa trên
– Công ước Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền,
– Các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
– Những quy chuẩn nhân quyền quốc tế và luật lao động của nước sở tại.
SA 8000 được sự ủng hộ, thừa nhận và quan tâm của các Công ty lớn trên thế giới
Đối tượng sử dụng SA 8000
Trên đây, là các đối tượng áp dụng SA 8000. Ngoài ra, các đối tượng khác đều có thể áp dụng tiêu chuẩn SA 8000 mà không phân biệt về quy mô, điều kiện, địa điểm.
Lợi ích của tiêu chuẩn chứng nhận SA 8000
Đối với Doanh nghiệp:
- Chứng minh trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và người lao động.
- Cải thiện việc quản lý và hiệu suất chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
- Cho phép đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu và giảm vấn đề có liên quan đến pháp luật có thể xảy ra.
- Nâng cao thương hiệu, hình ảnh và danh tiếng cho doanh nghiệp.
- Tạo dựng được thị trường, mang lại lợi thế cạnh tranh so với các bên đối thủ.
- Củng cố niềm tin và sự hài lòng để người lao động có thể yên tâm cống hiến.
- Đem lại niềm tin với khách hàng, từ đó dần thu hút lượng lớn khách hàng.
- Thể hiện được sự minh bạch, chuyên nghiệp với các bên đối tác, thu hút được nhiều nguồn đầu tư.
- Cho phép doanh nghiệp thể hiện trách nhiệm xã hội phù hợp khi đấu thầu các hợp đồng quốc tế hoặc mở rộng địa bàn để phù hợp với hoạt động kinh doanh mới.
Đối với người lao động:
- Được làm việc trong một môi trường đảm bảo an toàn, tạo ra được động cơ làm việc tốt.
- Không bị cưỡng bức, quấy rối & lạm dụng lao động, phân biệt đối xử sẽ bị hạn chế & loại bỏ.
- Vấn đề thù lao lao động sẽ được thực hiện tốt, đảm bảo tái sản xuất sức lao động cho người lao động.
Đối với khách hàng:
- Thoả mãn những yêu cầu cơ bản mà họ đặt ra với doanh nghiệp.
- Sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị.
- Bảo vệ môi trường, giảm tệ nạn xã hội. Tăng cường các hoạt động từ thiện, góp phần giảm gánh nặng cho xã hội.
Quy trình đánh giá SA8000
Bước 1: Doanh nghiệp lựa chọn & ký hợp đồng với tổ chức tư vấn SA 8000
Bước 2: Tổ chức tư vấn sẽ thực hiện các hoạt động đào tạo, hướng dẫn soạn thảo tài liệu, điều chỉnh cơ sở hạ tầng cần thiết, áp dụng theo yêu cầu của SA8000 trong thời gian từ 3 tháng – 1 năm tuỳ theo quy mô, hiện trạng cơ sở hạ tầng và sự quyết tâm của doanh nghiệp.
Bước 3: Đánh giá nội bộ
Bước 4: Đồng hành cùng khách hàng trong quá trình đánh giá chứng nhận
Bước 5: Khắc phục lỗi (nếu có).
Bước 6: Khách hàng nhận báo cáo đánh giá và duy trì hệ thống SA 8000.
Lưu ý: Đánh giá SA 8000 có giá trị trong 03 năm. Doanh nghiệp có thể đánh giá lại SA 8000 vào cuối năm thứ ba.
Trên đây là những thông tin cần biết về tiêu chuẩn SA8000, những yêu cầu cũng như lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn này. Nếu muốn được tư vấn chi tiết hơn để áp dụng và đánh giá SA8000 thành công, doanh nghiệp hãy liên hệ ODI MORGAN ngay hôm nay.