Dịch vụ nổi bật

Tin tức - tư vấn

Giới thiệu chương trình chứng nhận IATA

Trong bối cảnh Việt Nam đang đón các làn sóng đầu tư từ các nền kinh tế lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc. Doanh nghiệp trong nước cũng đang tự chuyển mình gia nhập vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, nhu cầu dịch vụ hàng hóa hàng không tại Việt Nam vẫn liên tục tăng cao nay cả trong và sau đại dịch. Đặc biệt, dự án cảng hàng không Quốc tế Long Thành bắt đầu được triển khai xây dựng, chúng ta đang đứng trước cơ hội trở thành trung tâm vận chuyển hàng hóa bằng hàng không của khu vực.

IATA: Ngành hàng không quốc tế cần ít nhất 3 năm để phục hồi trở lại

Trong nhiều năm qua, dịch vụ Logistics hàng không luôn đóng vai trò quan trọng trong ngành dịch vụ Logistics tại Việt Nam. Nhân sự trong ngành ngoài yêu cầu về chuyên môn, kinh nghiệm thì để đáp ứng yêu cầu hiện nay còn phải đạt được các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế mà phổ biến nhất là của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA).

Để đáp ứng nhu cầu nhân lực hiện tại và tương lai, với vai trò là một trong các Đối tác đào tạo toàn cầu của IATA, VILAS xây dựng và triển khai khóa học Hàng hoá Hàng không – Cargo Introductory với mong muốn cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng làm việc phù hợp theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, qua đó góp phần gia tăng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Logistics và Chuỗi cung ứng Hàng không Việt Nam.

IATA Partnership & Air Ticket Issue Authority Agreement

Chứng nhận IATA là gì?

IATA là tên viết tắt của International Air Transport Association – Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế. Đây là một hiệp hội thương mại của các hãng hàng không quốc tế có trụ sở tại Montreal – Canada. Khởi đầu với 57 thành viên vào năm 1945, đến nay thì IATA đã có 290 thành viên của 120 quốc gia. Các thành viên IATA chiếm tới 82% lưu lượng vận tải hàng không toàn cầu.

IATA hoạt động trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến kỹ thuật, pháp lý, tài chính của vận tải đường hàng không. IATA cũng chính là cơ quan đưa ra những quy định và hướng dẫn về việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.

Trong đó quy định vận chuyển hàng nguy hiểm của IATA là quy định rất quan trọng mà các Công ty phục vụ hàng hóa và người gửi hàng bắt buộc phải nắm được.

IATA Cargo Agent -Consolidated Shipping Line (CSL)Quy định vận chuyển hàng nguy hiểm của IATA

Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Theo tính chất hóa lý thì chúng được IATA phân thành 9 loại sau:

Loại 1: Chất nổ Loại 2: Khí ga Loại 3: Chất lỏng dễ cháy
Loại 4: Chất rắn dễ cháy Loại 5: Chất ôxy hóa; các hợp chất ô xít hữu cơ Loại 6: Chất độc hại; các chất lây nhiễm
Loại 7: Chất phóng xạ Loại 8: Chất ăn mòn Loại 9: Hàng nguy hiểm khác

Ví dụ một số loại hàng thuộc danh mục hàng nguy hiểm:

➷ Khí oxy ➷ Chất nổ ➷ Pin lithium

Vì vậy để đảm bảo an toàn cho tàu bay cùng hành khách trên tàu bay, IATA đã đưa ra quy định tại cuốn IATA Dangerous Goods Regualtion Manual (IATA DGR) cho các hãng hàng không và người gửi hàng khi vận chuyển hàng nguy hiểm như sau:

  • Quy định về việc đánh dấu và dán nhãn hàng nguy hiểm: Bất kỳ kiện hàng nào không được đánh dấu và dán nhãn hợp lệ theo quy định tại IATA DGR sẽ không được chấp nhận vận chuyển, lưu ý phải sử dụng Tiếng Anh để đánh dấu bao bì.

Pivot Airlines added to IATA's IOSA Registry — Pivot Airlines

  • Quy định về việc đóng gói hàng nguy hiểm: Hàng hoá nguy hiểm cần được đóng gói theo đúng số lượng và quy cách tại quy định của IATA DGR. Bất kỳ kiện hàng nào có dấu hiệu rò rỉ hoặc cấu trúc không chắc chắn sẽ không được chấp nhận vận chuyển cho đến khi được đóng gói lại và bao gói mới đóng này phải hoàn toàn đảm bảo an toàn và phù hợp với IATA DGR.
  • Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm: Mỗi loại hàng hóa sẽ được sử dụng với mục đích khác nhau và do các bộ, ngành khác nhau quản lý. Chính vì thế, tùy mặt hàng nguy hiểm sẽ được cấp giấy phép bởi cơ quan phù hợp.

IATA plans air travel without passports and tickets in future - GulfToday

  • Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSSD – Material Safety Data Sheet): người gửi hàng cần cung cấp bản MSDS chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của hàng hóa. MSDS sẽ giúp con người hiểu rõ tính chất của vật liệu để tự phòng tránh nhiễm độc, tai nạn khi tiếp xúc hoặc nếu trong trường hợp xảy ra rủi ro thì luôn luôn có được chỉ dẫn cấp cứu nhanh chóng.
  • Đào tạo về Hàng nguy hiểm: Các hãng bay cũng như các công ty logistics, người gửi hàng phải được đào tạo và có chứng chỉ về “Hàng nguy hiểm – DG” của IATA cấp để đảm bảo tuân thủ đúng các quy định khi phục vụ hàng nguy hiểm, tránh gây ra những tai nạn và sự cố đáng tiếc.

Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) – The Logistician

Mục tiêu của chứng nhận IATA

Hướng dẫn khách hàng về các quy tắc và thủ tục IATA đối với các lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không.

Sắp xếp các lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không phù hợp với các quy tắc và thủ tục của IATA.

Đạt Chứng chỉ IATA Diploma in Cargo Introductory được cấp bởi IATA, Canada. Đây là một trong những chứng chỉ tiên quyết để doanh nghiệp Logistics đủ điều kiện để trở thành IATA Agent hoặc là đại lý Cargo cho các Hãng Hàng không.

Áp dụng các mức giá và phí đã công bố cho các lô hàng vận chuyển bằng đường hàng không.

Hoàn thiện vận đơn hàng không một cách chính xác & Chuẩn bị các lô hàng sẵn sàng để vận chuyển.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) thành lập trung tâm đào tạo tại Đài Loan - Kênh thông tin Chính sách hướng Nam mới

Nội dung chương trình chứng nhận IATA

Part 1: Operations at cargo agencies, airlines, and freight forwarders

Part 2: Air cargo acceptance basic rating principles

Part 3: Air waybill completion

Part 4: Industry terminology and abbreviations

Part 5: IATA geography, TACT, OAG, and other cargo manuals

Examination

Top Aviation Training Institute in India- Associated with IATA

Đối tượng nên tham gia chứng nhận IATA

  • Những người mới tham gia vào ngành
  • Nhân viên kinh doanh và tiếp thị của đại lý hàng hóa và công ty giao nhận hàng hóa hàng không.
  • Bàn giao mặt đất của hãng hàng không: Nhân viên tiếp nhận hàng hóa, nhân viên điều hành và quản lý hàng hóa.
  • Hãng hàng không, nhân viên kinh doanh của nhà máy sản xuất, nhân viên tiếp nhận đặt chỗ và nhân viên chấp nhận hàng hóa.
  • Nhân viên giao nhận hàng không: Nhân viên vận chuyển hàng hóa, nhân viên điều hành và quản lý.
  • Người quản lý cấp cơ sở tại các đại lý hàng hóa, hãng hàng không và nhà sản xuất.

    MIỄN PHÍ TƯ VẤN & BÁO GIÁ DỊCH VỤ

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KỸ THUẬT ODI MORGAN

    Số 195, đường Lý Thái Tông, phường Suối Hoa, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
    0357656683
    0333434663
    support@odimorgan.vn

    CHAT VỚI TƯ VẤN VIÊN

    Odi Supports

    DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    Không có bài viết liên quan...