Dịch vụ nổi bật

Tin tức - tư vấn

Hiện nay, Giáo dục nắm giữa vai trò quan trọng trong công cuộc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài nên xã hội đặt ra kỳ vọng rất lớn vào các đơn vị giáo dục. Có thể nhận thấy 2 khía cạnh liên quan tới giáo dục hiện nay.

Thứ nhất, hoạt động giáo dục phảo đáp ứng các nhu cầu bên ngoài bao gồm chính phủ, học viên, nhà tuyển dụng,… Những đòi hỏi này sẽ ảnh hưởng tới việc triển khai nguồn lực và hiệu quả của tổ chức.

Thứ hai, giáo dục và đào tạo cũng được xem là một dịch vụ bên cạnh nhiều dịch vụ khác. Xu hướng trên cho thấy mô hình giáo dục và đào tạo đang chuyển đổi từ dạy học theo hướng cung cấp sang học tập theo nhu cầu và các đơn vị sự nghiệp cũng phải cạnh tranh với nhau nếu xong muốn bị tụt hậu.

Chứng nhận ISO 9001 trong lĩnh vực giáo dục

VAI TRÒ CỦA ISO 9001 TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

ISO 9001 ra đời lần đầu liên vào năm 1987, trải qua các lần soát xét lần lượt cải tiến phù hợp với các giai đoạn kinh tế, hiện nay phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015. Chứng nhận ISO 9001 là một hệ thống về quản lý chất lượng áp dụng phù hợp với tất cả các ngành nghề, lĩnh vực cho nên hiện nay việc áp dụng ISO 9001 cho lĩnh vực giáo dục, trường học, cao đẳng (sau đây gọi chung là các trường học) là rất cần thiết, tuy nhiên về tính chất đặc trưng của lĩnh vực này cần lưu ý về một số vấn đề mà chúng ta sẽ phân tích trong bài.

Nâng cao chất lượng giáo dục thông qua xây dựng và áp dụng HTQL theo tiêu chuẩn ISO 21001 - MVietQ

MỤC TIÊU CỦA CHỨNG NHẬN ISO 9001 TRONG GIÁO DỤC

Mục tiêu của ISO 9001 là thúc đẩy việc phát triển tiêu chuẩn hóa chất lượng và các hoạt động liên quan nhằm trao đổi hàng hóa dịch vụ quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động kinh tế, khoa học kỹ thuật và tri thức. Mục tiêu chính của các trường học chính là chất lượng, phấn đấu cải tiến chất lượng, nâng cao sản phẩm dịch vụ.

Điểm đặc biệt có thể nhắc đến đối với các trường học công lập là hoạt động theo cơ chế xin-cho (ngân sách hoạt động do Nhà nước cấp) và trực thuộc sự quản lý của Bộ Giáo dục- Đào tạo và các Bộ có liên quan nên việc quản lý chất lượng đào tạo, chương trình giảng dạy, tài chính… theo tiêu chuẩn ISO cho lĩnh vực giáo dục này chắc hẳn sẽ khá phức tạp hơn việc chứng nhận ISO cho lĩnh vực phân bón, hay ISO cho công ty xây dựng

7 Nguyên tắc quản lý chất lượng theo ISO 9001 | CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SUTECH

So với các ngành kinh tế khác, kết quả áp dụng ISO 9001 trong các cơ sở giáo dục còn khá hạn chế. Việc xác định học viên là khách hàng bị coi là một thách thức về mặt kết quả giáo dục. Bởi điều này sẽ chuyển trọng tâm của trường học từ định hướng chất lượng về kết quả giáo dục sang thân thiện với “khách hàng”, trong khi đó không thể giảm các tiêu chuẩn chỉ để đáp ứng học viên. Các đơn vị sự nghiệp giữ vai trò cung cấp kiến thức và kỹ năng giúp học viên giải quyết các vấn đề nghề nghiệp trong thực tế. Đồng thời cơ sở đào tạo cũng có sứ mệnh cung cấp những học viên phù hợp với yêu cầu lao động của xã hội. Nếu xem xét trên khía cạnh này thì học viên khi mới nhập học giống như nguyên liệu thô và học viên sau khi kết thúc đào tạo chính là sản phẩm, khách hàng thực sự ở đây là xã hội với nhu cầu có được nguồn lao động chất lượng.

Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục Đại học TCVN ISO 21001:2019

LỢI ÍCH CỦA CHỨNG NHẬN ISO 9001

ISO 9001 mang lại cho đơn vị giáo dục những lợi ích phổ biến như:

  • Nâng cao uy tín và hình ảnh của cơ sở giáo dục
  • Cải thiện sự hài lòng của học viên, phụ huynh, tổ chức quản lý, xã hội
  • Giúp đơn vị giáo dục vận hành hệ thống tốt hơn
  • Cung cấp các bằng chứng khách quan để ban lãnh đạo ra các quyết định đúng đắn
  • Hình thành văn hóa cải tiến liên tục trong tổ chức
  • Tạo ra sự gắn kết giữa các thành viên với nhau

Ngoài ra, ISO 9001 còn tạo ra một số giá trị đặc biệt cho các cơ sở giáo dục. ISO 9001 nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên từ đó cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ cơ sở giáo dục. Đồng thời, ISO 9001 cũng giúp hình thành các cơ chế kiểm soát chất lượng mới hoặc củng cố cho những cơ chế kiểm soát chất lượng sẵn có trong giáo dục đại học.

Giấy chứng nhận ISO 9001 do cơ quan nào cấp?

HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG NHẬN ISO 9001 CHO CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm các tài liệu sau:

  • Công văn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
  • Báo cáo quá trình xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001
  • Bản cam kết đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 với toàn bộ hoạt động
  • Báo cáo kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận sau khi hoàn thành việc đánh giá và được tổ chức chứng nhận xác nhận hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị giáo dục đạt chuẩn

QUY TRÌNH ÁP DỤNG ISO 9001 TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Chất lượng không phải là vấn đề của riêng hoạt động thương mại, trong lĩnh vực giáo dục, chất lượng cũng rất được quan tâm. Cũng giống như khi áp dụng ISO 9001 vào các lĩnh vực khác, việc triển khai hệ thống ISO 9001 trong giáo dục phải trải qua một số bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Khảo sát hiện trạng và đánh giá sơ bộ
  • Bước 2: Ban hành chính sách, tài liệu hướng dấn, lập kế hoạch thực hiện ISO 9001
  • Bước 3: Triển khai áp dụng ISO 9001 vào thực tế
  • Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện và khắc phục, cải tiến
  • Bước 5: Gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận ISO 9001
  • Bước 6: Tổ chức chứng nhận xét duyệt hồ sơ đăng ký của đơn vị giáo dục
  • Bước 7: Tổ chức chứng nhận cử chuyên gia xuống cơ sở giáo dục để đánh giá hiện trường
  • Bước 8: Tổ chức chứng nhận cấp giấu chứng nhận ISO 9001 cho đơn vị giáo dục

Thông thường, thời gian để một đơn vị giáo dục hoàn tất quá trình từ đào tạo ISO 9001, đánh giá tới chứng nhận là vào khoảng 4 – 5 tháng. Đối với các trường công lập hoạt động theo cơ chế xin – cho dựa vào ngân sách nhà nước và thuộc quản lý của Bộ Giáo dục & Đào tạo thì việc quản lý chất lượng đào tạo và chương trình giảng dạy theo tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ phức tạp hơn so với các lĩnh vực khác.

Bài viết chi tiết

Đặc biệt, trong thời gian 1 tháng kể từ khi được cấp chứng chỉ ISO 9001, đơn vị giáo dục sẽ phải lập 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và gửi hồ sơ về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Nếu quá thời hạn 1 tháng mà Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng vẫn chưa nhận được hồ sơ của đơn vị giáo dục thì kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận sẽ không được chấp nhận để xem xét cấp Giấy chứng nhận ISO 9001 nữa.

YÊU CẦU ÁP DỤNG ISO 9001 TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Để có thể áp dụng hiệu quả ISO 9001 đòi hỏi ban lãnh đạo của đơn vị giáo dục phải xây dựng kế hoạch hợp lý để đạt được các mục tiêu sau:

  • Mục tiêu tài chính (có đủ nguồn lực để triển khai các kế hoạch về hệ thống chất lượng)
  • Mục tiêu thỏa mãn xã hội (đáp ứng nhu cầu của học viên, phụ huynh, các tổ chức tuyển dụng học viên tốt nghiệp, các cơ quan quản lý,…)
  • Mục tiêu về chất lượng học viên tốt nghiệp (kiến thức, kỹ năng, đề tài nguyên cứu,…)
  • Mục tiêu về các hoạt động và quá trình nội bộ trong đơn vị giáo dục (bao gồm chất lượng dạy và học, chất lượng tuyển sinh, môi trường học tập, hoạt động nghiên cứu khoa học,…)
  • Mục tiêu về kết quả hoạt động của nhà cung cấp (bao gồm chất lượng trang thiết bị, dụng cụ học tập, chất lượng giảng viên,…)
  • Mục tiêu thỏa mãn các cán bộ, nhân viên, giảng viên

Ban lãnh đạo đơn vị sự nghiệp cần thiết lập một kế hoạch cụ thể, trong đó phân công nhiệm vụ cho các phòng ban, cá nhân một cách rõ ràng để mọi hoạt động được thực hiện thống nhất theo quy trình đã đề ra. Cần khuyến khích sự tham gia của tất cả các phòng ban, các khoa. Việc xác định chính xác nhiệm vụ của từng bộ phận tương ứng với những điều khoản trong tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ giúp đơn vị giáo dục dễ dàng áp dụng tiêu chuẩn này hơn.

Bài kiểm tra nhận thức ISO 9001

    MIỄN PHÍ TƯ VẤN & BÁO GIÁ DỊCH VỤ

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KỸ THUẬT ODI MORGAN

    Số 195, đường Lý Thái Tông, phường Suối Hoa, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
    0357656683
    0333434663
    support@odimorgan.vn

    CHAT VỚI TƯ VẤN VIÊN

    Odi Supports

    DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    Không có bài viết liên quan...