Tổng quan về tiêu chuẩn BSCI – tiêu chuẩn về tuân thủ trách nhiệm xã hội

Dịch vụ nổi bật

Tin tức - tư vấn

Tiêu chuẩn BSCI là gì?

BSCI (Business Social Compliance Initiative) –là bộ tiêu chuẩn dùng để đánh giá và tuân thủ trách nhiệm xã hội trong kinh doanh. Được phát hành vào năm 2003 từ đề xuất của Hiệp hội Ngoại thương (FTA). Bộ tiêu chuẩn này được thiết lập với mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua một cam kết mạnh mẽ từ những người tham gia thực hiện hệ thống.

Diễn đàn chung về BSCI bao gồm các quy tắc ứng xử, trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp kết hợp cùng hệ thống giám sát của Châu Âu. Vì có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình hội nhập nên BSCI được nhiều công ty, doanh nghiệp đánh giá cao và áp dụng.

Dịch vụ Tư vấn BSCI - Trách nhiệm Xã hội trong Kinh doanh

Đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn BSCI là gì?

Không chỉ tại Việt Nam mà BSCI còn được thế giới đánh giá khá cao. Một phần vì phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn khá rộng. Trong đó bao gồm các đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức,… được hoạt động với mọi hình thức cũng như không phân biệt địa điểm, quy mô.

Đặc điểm của tiêu chuẩn BSCI

  • Chuẩn mực của BSCI phù hợp cho tất cả tổ chức, không phân biệt loại hình, địa điểm, quy mô… Không chỉ tại Việt Nam mà BSCI còn được thế giới đánh giá cao nhờ phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn khá rộng.
  • Khi tham gia vào hệ thống, doanh nghiệp sẽ cam kết công khai thực hiện hoạt động kinh doanh theo bộ quy tắc ứng xử BSCI trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện. Doanh nghiệp tự nguyện phát triển hệ thống quản lý về thực hiện trách nhiệm xã hội, an toàn sức khỏe nghề nghiệp và các cam kết bảo vệ môi trường.
  • Các doanh nghiệp nếu muốn tham gia vào thị trường xuất khẩu toàn cầu hay các chuỗi cung ứng được yêu cầu áp dụng tuân thủ bộ quy tắc BSCI.

Bộ quy tắc ứng xử BSCI mới nhất [BSCI Code of Conduct] - Công ty TNHH Chứng nhận KNA

Lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn BSCI vào hoạt động doanh nghiệp

Doanh nghiệp càng thể hiện tốt trách nhiệm đối với môi trường, quan tâm đến sức khỏe và an toàn lao động, tạo ra những sản phẩm cho chất lượng để cung ứng cho người tiêu dùng trong và ngoài nước thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

Trong thời gian ngắn hạn, một doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội có thể đối mặt với các khoản chi phí như:

  • Chi phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải từ sản xuất công nghiệp,
  • chi phí bảo hiểm, bảo hộ cho người lao động
  • chi phí đầu vào cao hơn từ những nguồn nguyên vật liệu có chất lượng và đạt tiêu chuẩn về độ an toàn.

Tuy nhiên, xét về dài hạn, doanh nghiệp sẽ thu lại những giá trị vô hình rất lớn từ chính thương hiệu, là niềm tin và sự tín nhiệm của người tiêu dùng vào sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm của các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.

Đạt tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội BSCI

Như vậy, khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội với chứng nhận BSCI, doanh nghiệp sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững như:

BSCI

Ngoài ra, thực hiện tốt bộ tiêu chuẩn BSCI còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho nhiều lần đánh giá, đồng thời có được một nền tảng vững vàng để đạt được chứng nhận tiêu chuẩn SA 8000 trong tương lai.

Mối quan hệ giữa hai chứng nhận BSCI và SA8000 - Diễn Đàn ISO

Nguyên tắc của tiêu chuẩn BSCI

  1. Cam kết: Những người tham gia cam kết thực hiện BSCI như là một phần của mối quan hệ kinh doanh của họ với các nhà sản xuất, cho thấy sự sẵn sàng để cải thiện điều kiện làm việc trong chuỗi cung ứng của họ.
  2. Phù hợp: BSCI cung cấp một hệ thống duy nhất và thống nhất cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới bao gồm một quy tắc ứng xử và một quá trình thực hiện, bảo đảm tính thống nhất và so sánh trong đánh giá.
  3. Toàn diện: BSCI có thể áp dụng cho cả các công ty lớn và nhỏ và bao gồm tất cả các sản phẩm sản xuất công nghiệp có nguồn gốc từ bất cứ quốc gia nào.
  4. Phát triển theo định hướng: BSCI không phải là một chương trình chứng nhận, BSCI cung cấp một phương pháp tiếp cận phát triển từng bước giúp các nhà sản xuất thực hiện các quy tắc ứng xử dần dần. Các nhà sản xuất đáp ứng tất cả các yêu cầu BSCI được khuyến khích đi xa hơn và đạt được chứng nhận SA 8000.
  5. Đáng tin cậy: BSCI chỉ sử dụng dịch vụ đánh giá chứng nhận của các công ty đánh giá có kinh nghiệm và độc lập bên ngoài.
  6. Tập trung vào các quốc gia có nguy cơ: BSCI tập trung vào các quốc gia có nguy cơ và việc vi phạm các quyền của người lao động xảy ra thường xuyên như là: Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. . .
  7. Hiệu quả: Sẵn có hệ thống cơ sở dữ liệu về các nhà sản xuất để tránh trùng lặp kiểm tra tại các nhà máy đã có trong hệ thống.
  8. Dựa trên tri thức: Tích hợp nghiên cứu ở cấp độ sản xuất để phát triển kiến thức và kỹ năng về cách cải thiện điều kiện làm việc trong nhà máy.
  9. Hợp tác: BSCI nuôi dưỡng sự tham gia của các bên liên quan ở châu Âu và các nước sản xuất.

Chứng nhận FSC là gì? Lợi ích từ việc mua sàn gỗ được cấp chứng chỉ FSC

11 quy tắc của bộ quy tắc chính của tiêu chuẩnBSCI bao gồm:

TƯ VẤN CHỨNG NHẬN BSCI – Trends Solutions

Những yêu cầu triển khai tiêu chuẩn BSCI

Trách nhiệm của Ban quản lý

– Thành lập một bộ phận trong cơ cầu tổ chức của công ty để phụ trách tất cả các vấn đề liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử BSCI

– Bổ nhiệm một hoặc nhiều nhân viên trong Ban quản lý để phụ trách triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử BSCI

– Kiểm tra, giám sát sự tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI của công ty và triển khai thực hiện các thay đổi cần thiết tạo các đơn vị, cơ sở sản xuất của công ty

– Thông báo cho ban quản lý và các nhà cung ứng về nội dung của đánh giá bsci, Bộ quy tắc ứng xử BSCI.

Ý thức của người lao động

– Tuyên bố sự ủng hộ của ban quản lý đối với các nguyên tắc qui định trong Bộ quy tắc ứng xử BSCI với toàn thể ngường lao động và hướng dẫn cho người lao động của mình và của các nhà thầu phụ về nội dung của Bộ quy tắc ứng xử BSCI. Công ty phải cho dịch toàn bộ Bộ quy tắc ứng xử BSCI và treo dán ở những nơi nổi bật trong nhà máy. Người lao động cũng phải được phổ biến bằng lời về các thông tin liên quan đến Bộ quy tắc ứng xử BSCI bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được.

Lưu giữ hồ sơ

– Lưu giữ hồ sơ về tên, tuổi, thời giờ làm việc và lương bổng chi trả cho toàn thể lao động và đảm bảo các hồ sơ, giấy tờ này luôn sẵn có để trình cho các chuyên gia kiểm tra của chứng nhận BSCI khi họ yêu cầu.

– Lập hồ sơ và lưu giữ về các vị trí hay khu vực có nguyên vật liệu nguy hiểm, hóa chất độc hại và các mối nguy tiềm ẩn khác.

– Kiểm tra, giám sát và bảo dưỡng các thiết bị bảo hộ an toàn của máy móc và nguyên vật liệu.

– Cập nhật tài liệu, hồ sơ về các yêu cầu và luật định liên quan

Khiếu nại và hảnh động khắc phục

– Bổ nhiệm một nhân viên phụ trách xử lý các đơn thư khiếu nại các vấn đề liên quan đến BSCI.

– Lập hồ sơ và tiến hành điều tra nội dung trong các đơn thư khiếu nại do người lao động hoặc do bên thứ ba gởi liên quan đến BSCI, và sau khi điều tra cần phải thông tin lại bản chất của vấn đề có thật hay không và các biện pháp khắc phục cần thiết để giải quyết các vấn đề đó.

– Tạo điều kiện và chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để triền khai thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết

– Không sa thải hay áp dụng các biện pháp xử lý kỷ luật khác chống lại người lao động đã có hành động cung cấp thông tin liên quan đến việc tuân thủ Bộ quy tắc ứng xử BSCI

    MIỄN PHÍ TƯ VẤN & BÁO GIÁ DỊCH VỤ

     

     

     

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KỸ THUẬT ODI MORGAN

    Số 195, đường Lý Thái Tông, phường Suối Hoa, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
    0357656683
    0333434663
    support@odimorgan.vn

    CHAT VỚI TƯ VẤN VIÊN

    Odi Supports

    DỊCH VỤ LIÊN QUAN

    Không có bài viết liên quan...