Vai trò của tem truy suất nguồn gốc đối với nông sản

Danh mục dịch vụ

Tin tức - tư vấn

Nông sản sạch là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều gần đây. Cho thấy yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước.

Bên cạnh đó, những yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng nông sản xuất khẩu cũng là vấn đề cần được xử lý trong bối cảnh nông sản Việt Nam đang đuối thế trên thị trường xuất khẩu.

Truy xuất nguồn gốc là hoạt động cấp thiết cần được nhân rộng. Vì vậy, vai trò của tem truy xuất nguồn gốc đối với nông sản là không thể bàn cãi.

Thông tin về hoạt động truy xuất nguồn gốc nông sản

Truy xuất nguồn gốc nông sản là hoạt động cung cấp thông tin chi tiết của sản phẩm đến người tiêu dùng. Từ những công đoạn gieo trồng đầu tiên đến lúc thành phẩm và đến tay người tiêu dùng. Rà soát tất cả từ nguyên liệu đến quy trình sản xuất, đóng gói và phân phối hàng hóa.

Tem truy xuất nguồn gốc là công cụ để thực hiện hoạt động này. Tem chứa một mã QR, chỉ cần quét mã này bằng smartphone, thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản chi tiết sẽ hiển thị.

Đằng sau thao tác đơn giản này là cả một hệ thống phần mềm vẫn hoạt động thường xuyên. Nhằm mục đích duy trì và cập nhật hệ thống, đặc biệt là thông tin truy xuất có thể thay đổi theo thời gian.

Vai trò của tem truy suất nguồn gốc đối với nông sản

Tem truy xuất nguồn gốc nông sản thường được dán lên bao bì, hộp đựng hoặc trực tiếp lên nông sản.  Dưới đây là các bước để hình thành hệ thống truy xuất nguồn gốc:

1. Khảo sát

Nhà cung cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc sẽ khảo sát toàn bộ và chi tiết về quy mô sản xuất từ trại giống,… đến nơi chế biến, vận chuyển và khi sản phẩm được sản xuất hoàn thiện ra thị trường.

Nhà cung cấp giải pháp sẽ theo dõi sát sao từng quá trình, công đoạn, để hình thành sản phẩm ghi chép đảm bảo cung cấp những thông tin tới khách hàng chính xác cụ thể.

2. Lên quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Để đảm bảo truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng cần biết được từng công đoạn, từng thời điểm của quá trình hình thành, chế biến và phân phối. Với mỗi công đoạn và thời điểm, cần có thông tin xác thực.

3. Xây dựng biểu mẫu

Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng biểu mẫu để giúp thu thập các thông tin sản xuất, nguyên liệu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Nhờ các biểu mẫu này sẽ giúp cung cấp đầy đủ thông tin nhất cho các bên cung cấp sản phẩm. Chuẩn hóa những biểu mẫu để thời gian thu thập thông tin được rút ngắn, tránh sai lệch hay trùng lặp thông tin.

4. Thiết kế phần mềm truy xuất nguồn gốc

Dựa theo đúng quy trình, biểu mẫu truy xuất nguồn gốc đã xây dựng và hồ sơ đã thu thập được trong bước khảo sát của mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Người thiết kế sẽ thiết lập đầy đủ các thông tin mà nhà cung cấp muốn gửi tới khách hàng.

Quá trình này cần có chuyên môn cao và thời gian nhất định để có thể thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp.

5. Thử nghiệm và chỉnh sửa phần mềm

Sau khi hoàn thiện phần mềm, nhà cung cấp phối hợp với doanh nghiệp để có thời gian thử nghiệm. Quá trình này giúp phát hiện thiếu sót so với yêu cầu, lỗi và những vấn đề khác. Từ đó điều chỉnh để có thể đưa vào áp dụng thực tế.

6. Hướng dẫn, đào tạo sử dụng phần mềm

Trước khi phần mềm truy xuất nguồn gốc mới triển khai vào thực tế, cần được hướng dẫn, đào tạo để người sử dụng có thể tiếp cận một cách dễ dàng.

Bước này vô cùng cần thiết để vận hành phần mềm một cách trơn tru và hiệu quả nhất.

7. Triển khai thực hiện và bảo hành

Nhà cung cấp phần mềm sẽ triển khai phần mềm trong thực tế. Song song đó là sự theo dõi và hỗ trợ bảo hành đào tạo, hướng dẫn cho người sử dụng một cách thường xuyên để đạt được hiệu quả cao nhất.

Trại giống –> trại nuôi trồng –> xưởng sản xuất, chế biến –> kho bãi -> vận chuyển –> nhà phân phối, bán lẻ  –> đến tay người tiêu dùng

Việc của người tiêu dùng chỉ là tải ứng dụng truy xuất nguồn gốc nông sản, quét QR Code trên sản phẩm. Thông tin truy xuất sẽ hiển thị chi tiết nhất, giúp người tiêu dùng có thể nhận định được chất lượng của nông sản đang kiểm tra.

Ưu điểm của nông sản được truy xuất nguồn gốc

Nông sản là loại hàng hóa có nguồn gốc phức tạp vì quy trình sản xuất của nó trải qua nhiều giai đoạn và đôi khi phụ thuộc vào thiên nhiên. Chất lượng sẽ không được đảm bảo khi không có quy trình sản xuất nghiêm ngặt.

Bằng mắt thường, khó có thể nhận biết được chất lượng hoặc tạp chất có hại cho sức khỏe được tích tụ trong quá trình sản xuất. Truy xuất nguồn gốc ảnh hưởng tích cực đến chất lượng nông sản. Giúp đạt được các tiêu chuẩn nông sản sạch được yêu cầu từ các thị trường khác nhau.

– Nông sản được áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ đạt chất lượng đồng đều hơn. Giảm thiểu thất thoát trong quá trình chọn lọc.

– Giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu của nhà sản xuất. Không bị đánh đồng với các nông sản có chất lượng bình thường khác.

– Nông sản đạt chuẩn giúp chúng có mặt ở những thị trường tốt hơn như siêu thị, chuỗi cửa hàng nông sản sạch. Đặc biệt là thị trường xuất khẩu.

– Giá trị nông sản cũng tăng dần qua quá trình chứng minh chất lượng. Độ phủ thị trường và lợi nhuận thu về sẽ tăng theo.

– Hình ảnh nông sản trở nên giá trị hơn trong mắt người tiêu dùng.

Vai trò của tem truy xuất nguồn gốc đối với nông sản

1. Đối với doanh nghiệp

Giúp đáp ứng yêu cầu sản phẩm để lưu hành trong nước và quốc tế và được phép tích hợp với hệ thống truy xuất quốc gia. Mở ra cơ hội từ những thị trường lớn, giá trị hơn.

Quản lý đầy đủ hồ sơ nông trại, vùng sản xuất, nhà xưởng đóng gói, nhà máy chế biến theo tiêu chuẩn GS1 toàn cầu. Chuẩn hóa quy trình sản xuất của doanh nghiệp, tăng năng xuất.

Công khai quá trình sản xuất, qua đó chứng minh được năng lực sản xuất, chất lượng, sản lượng và tính ổn định của nông sản.

Tạo được niềm tin đến khách hàng nhiều hơn, dần tăng giá trị thương hiệu nông sản.

2. Đối với khách hàng

– Có công cụ hỗ trợ trong việc kiểm tra chất lượng nông sản mà không cần phải hiểu biết quá nhiều về nông sản đó.

– Dễ tìm kiếm được nhà sản xuất uy tín, nhận biết được giá trị thực sự của nông sản. Tránh được nguy cơ hàng giả, hàng nhái.

– Bảo vệ quyền lợi khi có vấn đề xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng nông sản cũng như sức khỏe người tiêu dùng.

3. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Không chỉ với doanh nghiệp và người tiêu dùng, truy xuất nguồn gốc nông sản còn mang lại lợi ích cho nhà nước và xã hội:

Bài trừ hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Hỗ trợ nhà nước, cơ quan chính quyền trong quá trình phát hiện và xử lý sai phạm.

Đơn vị phát hàng tem sẽ dễ dàng hơn trong việc truy xuất khi có sự có phát sinh về vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng giả, hàng nhái,…

Như vậy, vai trò của tem truy xuất nguồn gốc đối với nông sản là vô cùng to lớn. Khoác lên mình bộ mặt mới cho nông sản Việt Nam. Nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh với đối thủ ở những thị trường quốc tế lớn. Điều này thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hóa, hạn chế sức người và tăng năng suất mùa vụ.

 

    MIỄN PHÍ TƯ VẤN & BÁO GIÁ DỊCH VỤ


    Có thể bạn quan tâm