Tư vấn – so sánh kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch chất lượng

Danh mục dịch vụ

Tin tức - tư vấn

Hiện nay vấn đề an toàn thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn sức khỏe của con người. Việc doanh nghiệp đạt được các chứng nhận để bảo đảm chất lượng sản phẩm là điều cần thiết. Khi đạt được các chứng nhận trong lĩnh vực thực phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh mà còn nâng cao cơ hội cạnh tranh và uy tín trong mắt khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều chứng nhận khác nhau về thực phẩm, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về các chứng năng và ứng dụng của chứng nhận để đạt được lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp của mình.

Chi tiết về giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Hiện tại cơ chế kiểm tra đối với sản phẩm động vật trên cạn, động vật thủy sản mặc dù chỉ tiêu kiểm tra, lấy mẫu giống nhau. Nhưng nếu áp dụng theo Luật An toàn thực phẩm thì những sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản sẽ thực hiện theo phương thức miễn kiểm tra, kiểm tra thông thường, kiểm tra giảm, kiểm tra chặt chẽ.

Quy định kiểm dịch có làm khó doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản? - Báo Công an Nhân dân điện tử

Còn nếu áp dụng theo Luật Thú y thì sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản phải thực hiện kiểm tra chặt có nghĩa là bắt buộc phải lấy mẫu tất cả các lô hàng (không có trường hợp được miễn, giảm, kiểm tra thông thường). Đồng thời, cá nhân, tổ chức cũng không có quyền lựa chọn thực hiện theo cơ chế của Luật An toàn thực phẩm mà tất cả các lô hàng sản phẩm động vật trên cạn, thủy sản nhập khẩu phải thực hiện cơ chế kiểm tra chặt theo Luật Thú y do các chỉ tiêu này vừa là chỉ tiêu an toàn thực phẩm vừa là chỉ tiêu giới hạn về thú y, kiểm dịch phải thực hiện theo cơ chế của Luật Thú y.

Vệ sinh an toàn thực phẩm: thực trạng - tồn tại và giải pháp - Báo Đại biểu Nhân dân
So sánh các hình thức kiểm tra ATTP và “kiểm dịch” cho hàng nhập khẩu

Stt Hạng mục Kiểm tra ATTP nhập khẩu
(theo NĐ 15/2018/NĐ-CP)
“Kiểm dịch” nhập khẩu
(theo TT 26/2016, 36/2018, 11/2019)
Kiểm tra giảm KT thông thường Kiểm tra chặt  
I Nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu và GCXK Miễn kiểm tra
  • Kiểm tra hồ sơ (100% lô hàng)
  • Kiểm tra bao gói, ghi nhãn, ngoại quan (100% lô hàng)
  • Lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y (trường hợp nếu có nghi ngờ hoặc phát hiện hàng hóa không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y)
II NK để tiêu dùng nội địa
1 Tần suất kiểm tra 5 % số lô hàng/năm 100% số lô 100% số lô không hưởng chế độ kiểm tra giảm hay thông thường
  • 100% lô hàng: kiểm tra hồ sơ, ngoại quan (bao gói, ghi nhãn)
  • Tần suất lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm (tính trong vòng 1 năm từ 1/1 đến 31/12 hàng năm): theo Ghi chú (1)

Ghi chú (1): Tần suất lấy mẫu để kiểm tra, xét nghiệm (tính từ 1/1 đến 31/12):
a) Đối với sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ cao (sản phẩm ở dạng sơ chế, tươi sống, đông lạnh, ướp lạnh): lấy mẫu của 03 (ba) lô hàng liên tiếp để kiểm tra, xét nghiệm và xử lý kết quả kiểm tra, xét nghiệm như sau:
1) Nếu kết quả kiểm tra, xét nghiệm của 03 (ba) lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu thì cứ 05 (năm) lô hàng tiếp theo chỉ lấy mẫu của 01 (một) lô hàng ngẫu nhiên để kiểm tra, xét nghiệm; nếu phát hiện 01 (một) lần vi phạm thì lấy mẫu của 03 (ba) lô hàng liên tiếp để kiểm tra, xét nghiệm;;
a2) Nếu kết quả kiểm tra, xét nghiệm của từ 01 – 02 lô hàng không đạt yêu cầu thì tiếp tục duy trì lấy mẫu của 03 (ba) lô hàng liên tiếp để kiểm tra, xét nghiệm;
a3) Nếu kết quả kiểm tra, xét nghiệm của 03 (ba) lô hàng liên tiếp không đạt yêu cầu thì đề xuất tạm ngừng nhập khẩu loại sản phẩm động vật thủy sản vi phạm;
b) Đối với sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ thấp (đã qua chế biến):
Cứ 05 (năm) lô hàng lấy mẫu của 01 (một) lô hàng ngẫu nhiên để kiểm tra, xét nghiệm; nếu phát hiện 01 (một) lần vi phạm thì lấy mẫu của 03 (ba) lô hàng liên tiếp để kiểm tra, xét nghiệm và xử lý kết quả kiểm tra, xét nghiệm như quy định tại mục a1, a2 và a3 điểm này;
c) Các lô hàng phải lấy mẫu kiểm tra: nếu lô hàng có 01 (một) mặt hàng thì lấy 03 mẫu; nếu lô hàng có từ 02 mặt hàng trở lên thì lấy 05 mẫu;

2 Nội dung kiểm tra Chỉ kiểm hồ sơ Chỉ kiểm hồ sơ Kiểm tra hồ sơ + lấy mẫu kiểm nghiệm
  • Kiểm tra hồ sơ
  • Kiểm tra bao gói, ghi nhãn, ngoại quan
  • Lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu
3 Các chỉ tiêu kiểm tra Các chỉ tiêu ATTP theo yêu cầu
  1. Chỉ tiêu vi sinh:
  • Cá và thủy sản tươi, đông lạnh (phải xử lý nhiệt trước khi sử dụng): Salmonella, E. Coli, V. Cholerae, V. Parahaemolyticus;
  • Sản phẩm chế biến từ cá và thủy sản (dùng trực tiếp, không qua xử lý nhiệt trước khi sử dụng): E.coli, Cl.perfringens, Salmonella, V. Parahaemolyticus.
  • Thủy sản khô sơ chế (phải xử lý nhiệt trước khi sử dụng): E.coli, S.aureus, Salmonella, V. Parahaemolyticus.
  • Giáp xác và động vật thân mềm có vỏ hoặc đã bỏ vỏ gia nhiệt: E. Coli, S. aureus, Salmonella.
  1. Chỉ tiêu lý, hóa: theo quy định

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm ngày Tết
Một số giải pháp về an toàn thực phẩm
Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc nêu trên, đối với thực phẩm là thức ăn cho người cần khuôn lại danh mục phải kiểm dịch đồng bộ với Luật An toàn thực phẩm, nghị định 15/2018/NĐ-CP. Phân định rõ những sản phẩm hàng hóa chỉ kiểm tra an toàn thực phẩm và những sản phẩm hàng hóa vừa kiểm tra an toàn thực phẩm vừa kiểm dịch. Những sản phẩm hàng hóa có chỉ tiêu lấy mẫu xét nghiệm kiểm dịch đồng nhất với chỉ tiêu kiểm tra an toàn thực phẩm thì thực hiện cơ chế kiểm tra an toàn thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm.
Nghiên cứu thực hiện áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, phân luồng ưu tiên, lịch sử tuân thủ của cơ sở, công nhận lẫn nhau trong quản lý, kiểm dịch đối với hoạt động xuất, nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật; hướng dẫn và phân biệt giữa kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm; hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về cách thức kiểm tra (nhất là kiểm tra cảm quan, lấy mẫu xét nghiệm khi có nghi ngờ); quy định phương thức phù hợp giữa kiểm dịch nhập khẩu để tiêu thụ trong nước và nhập khẩu để chế biến xuất khẩu, đảm bảo thực hiện nhất quán với Luật An toàn thực phẩm, tránh phát sinh chi phí cho doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến mất vệ sinh an toàn thực phẩm

    MIỄN PHÍ TƯ VẤN & BÁO GIÁ DỊCH VỤ


    Có thể bạn quan tâm