ỨNG DỤNG CHỨNG NHẬN ISO 21001 VÀO CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Danh mục dịch vụ

Tin tức - tư vấn

ỨNG DỤNG CHỨNG NHẬN ISO 21001 VÀO CÔNG TÁC GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế – ISO (International Organization for Standardization) được thành lập vào năm 1947, là tổ chức quốc tế độc lập và phi chính phủ, hiện có trên 167 quốc gia thành viên. Việt Nam gia nhập vào ISO năm 1977, là thành viên thứ 77 của tổ chức này.

Sứ mệnh của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế là thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Với ích lợi và tính hiệu quả của việc áp dụng ISO, ngày nay người ta mở rộng phạm vi áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô và sản phẩm, kể cả lĩnh vực quản lý hành chính, sự nghiệp.

Sau hơn 75 năm thành lập, đến nay, Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế đã ban hành hơn 24.609 tiêu chuẩn cho mọi lĩnh vực, trong đó có bộ tiêu chuẩn ISO 9000, là bộ tiêu chuẩn được đúc kết dựa trên kinh nghiệm quản lý tốt trên toàn thế giới. Mục đích của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là đảm bảo các tổ chức áp dụng nó có khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng của khách hàng và các bên quan tâm.

Trên cơ sở nền tảng ISO 9001 là một tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng của bộ tiêu chuẩn ISO 9000, Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế đã ban hành nhiều tiêu chuẩn áp dụng cho một số lĩnh vực cụ thể, trong đó có tiêu chuẩn ISO 21001:2018 được ban hành để áp dụng cho hệ thống quản lý đối với tổ chức giáo dục.

Theo Báo cáo kết quả khảo sát năm 2021 về tình hình áp dụng các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế công bố tháng 9/2022, số lượng giấy chứng nhận Hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 21001 đối với tổ chức giáo dục trên toàn thế giới chưa xuất hiện trong dữ liệu được công bố nêu trên và có lẽ số giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 21001:2018 còn thấp hơn 136 – là số giấy chứng nhận Hệ thống quản lý mối quan hệ hợp tác trong kinh doanh theo tiêu chuẩn ISO 44001:2017, như kết quả dưới đây:

Tính đến tháng 7/2021, trên toàn thế giới có 31.097 trường Đại học. Tuy nhiên, số trường Đại học (kể cả các trường cấp phổ thông) trên thế giới đã áp dụng và được chứng nhận hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 21001:2018 không nhiều, dựa trên dữ liệu khảo sát trên Google với từ khóa “ISO 21001:2018 Certificate”, chỉ xuất hiện rất ít hình ảnh về giấy chứng nhận ISO 21001:2018

ISO 21001 Hệ thống Quản lý Tổ chức Giáo dục

Còn tại Việt Nam, hiện nay, theo dữ liệu từ website của Bộ Giáo dục và Đào tạo (https://www.moet.gov.vn), thống kê giáo dục cập nhật đến 28/6/2021, tại Việt Nam hiện có:

– 237 trường đại học, học viện, trong đó công lập có 172 cơ sở và ngoài công lập (tức tư thục hoặc 100% nước ngoài) có 65 cơ sở và chưa bao gồm các cơ sở thuộc khối An ninh và Quốc phòng.

– 440 trường cao đẳng, trong đó cao đẳng chuyên nghiệp công lập có 213 cơ sở, cao đẳng nghề có 186 cơ sở và ngoài công lập có 41 cơ sở.

– 376 trường trung cấp nghề.

– 2.842 trường trung học phổ thông.

– 10.770 trường trung học cơ sở, trong đó cơ sở công lập là 10.715, tư thục là 55.

– 13.970 trường tiểu học.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng và toàn diện của xã hội, trong nhiều thập niên qua, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam đã không ngừng đổi mới chương trình dạy và học, đổi mới mô hình quản lý hệ thống giáo dục quốc dân theo các Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp…

Lợi ích áp dụng ISO 21001:2018 Hệ thống quản lý các tổ chức giáo dục

MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ ĐƯỢC ĐẶT RA KHI ÁP DỤNG ISO 21001

Chứng nhận ISO 21001 kiểm định chất lượng giáo dục hướng tới các mục tiêu sau:

  • a) Bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục;
  • b) Xác nhận mức độ đáp ứng mục tiêu của cơ sở giáo dục hoặc chương trình đào tạo trong từng giai đoạn;
  • c) Làm căn cứ để cơ sở giáo dục giải trình với chủ sở hữu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các bên liên quan và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục;
  • d) Làm cơ sở cho người học lựa chọn cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo, cho nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực.

ISO 21001 là gì?

Kiểm định chất lượng giáo dục phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

  • a) Độc lập, khách quan, đúng pháp luật;
  • b) Trung thực, công khai, minh bạch;
  • c) Bình đẳng, bắt buộc, định kỳ.

Đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm:

  • a) Cơ sở giáo dục đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;
  • b) Cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo các trình độ đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Mặc dù số phiếu khảo sát về việc sử dụng chứng nhận ISO 21001 vào sự nghiệp giáo dục của các trường đại học trên thế giới chưa nhiều, tuy nhiên thông qua giữ liệu khảo sát về nhu cầu và thực trạng ở các nước thì khá là khả quan. Và có thể thấy chứng nhận ISO 21001 đóng góp 1 phần khá quan trọng vào công cuộc nâng cao chất lượng giáo dục của đất nước.

PECB - ISO 21001:2018 – Educational organizations – Management systems for educational organizations – Requirements with guidance for use

Trong quá khứ, đã có nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội ở Việt Nam từng trong tình trạng trì trệ, quan liêu và có nhiều hạn chế kéo dài trong nhiều thập kỷ như nền hành chính quốc gia (với nhiều thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, chồng chéo, không minh bạch…) hay lĩnh vực bảo vệ môi trường chưa được xem trọng trong quá trình phát triển kinh tế (tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí từ nông thôn đến thành thị đã từng rất nhức nhối trong thời gian qua), hoặc lĩnh vực sản xuất và kinh doanh doanh trang thiết bị y tế cũng đã từng gặp khó khăn trước năm 2016, hoặc trình độ quản trị, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của nhiều ngành kinh tế ở Việt Nam rất yếu kém trước khi các hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO như ISO 9001, ISO 22000 được du nhập vào Việt Nam.

Giới thiệu về các chứng nhận ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001
Giới thiệu về các chứng nhận ISO 9001, ISO 14001, ISO 45001

    MIỄN PHÍ TƯ VẤN & BÁO GIÁ DỊCH VỤ


    Có thể bạn quan tâm